1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 3,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Amantadine thuốc điều trị virus cúm A và những lưu ý khi sử dụng

Amantadine là thuốc điều trị bệnh cúm do nhiễm virus cúm A ở người lớn và trẻ em, giúp làm giảm các triệu chứng của cúm và phòng ngừa những biến chứng nghiêm trọng do cúm A gây ra như viêm cơ, tiêu cơ vân, viêm cơ tim và viêm não.

Amantadine là thuốc điều trị bệnh cúm do nhiễm virus cúm A

1.Amantadine là thuốc

DSCK1.NGUYỄN HỒNG DIỄM giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Amantadine là một dẫn chất tổng hợp từ adamantan. Thuốc có tác dụng kháng virus cúm A chủng nhạy cảm và tác dụng chống hội chứng Parkinson. Hai tác dụng của Amantadine không liên quan đến nhau.

Tác dụng kháng virus cúm A: Amantadine tác động trên với những chủng virus cúm A nhạy cảm thông qua cơ chế là ức chế quá trình sao chép của virus, do ngăn chặn hoạt tính của protein M2 của màng virus cúm A, làm cho hạt virus không mất màng bao vỏ bọc nên không giải phóng được acid nucleic vào trong tế bào túc chủ, do đó làm giảm tạo thành các hạt virus (virion) mới, nhờ đó làm virus giảm lây nhiễm sang các tế bào mới.

Trong giai đoạn cuối của chu trình sao chép, Amantadine cũng ngăn chặn sự trưởng thành của virus ở một vài chủng cúm A như chủng H7. Amantadine không tác động đến sự bám dính và xâm nhập của virus cúm A vào tế bào, cũng như không cản trở tổng hợp các phần tử của virus, chức năng tế bào bình thường, tạo miễn dịch do vắc xin virus cúm bất hoạt.

Tác dụng chống hội chứng Parkinson: Các triệu chứng của bệnh Parkinson được coi là do thiếu hụt dopamin ở các thể vân của não. Amantadine có tác dụng làm tăng giải phóng dopamin ở tiền sinap, chẹn tái hấp thu dopamin vào các nơron tiền sinap, đồng thời có một số tác dụng kháng acetylcholin. Amantadine cũng có khả năng làm giảm loạn vận động (dyskinesia) gây ra do levodopa ở bệnh nhân bị bệnh Parkinson, có thể là do thuốc tác động như một thuốc đối kháng thụ thể N-methyl-D-aspartat.

Amantadin được chỉ định để điều trị các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp không có biến chứng do nhiễm virus cúm A nhạy cảm với thuốc trong vòng 24 – 48 giờ sau khi bắt đầu có triệu chứng cúm typ A ở người lớn và trẻ em khỏe mạnh.  Thuốc giúp làm giảm sinh sản virus, giảm sốt, giảm đau đầu, giảm các triệu chứng ở đường hô hấp, giúp người bệnh trở lại bình thường nhanh. Tuy nhiên, hiệu quả khi điều trị muộn sau 48 giờ và hiệu quả điều trị Amantadine để phòng ngừa các biến chứng nặng của cúm A thì chưa rõ.

Amantadine được dùng dự phòng nhiễm cúm do virus cúm A nhạy cảm với thuốc, có hiệu quả khoảng 60 – 90%. Tuy nhiên, biện pháp dự phòng cúm mùa và biến chứng nặng của cúm chủ yếu là dùng vắc xin cúm mùa đã bất hoạt. Amantadin và của vắc xin phòng cúm có tác dụng cộng lực khi dùng đồng thời. Oseltamivir và Zanamivir có hiệu quả dự phòng trên cả 2 chủng virus cúm A và B khi các chủng nhạy cảm với thuốc.

Nhiễm cúm gia cầm virus A: Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nên ưu tiên dùng một thuốc ức chế neuraminidase như Oseltamivir để điều trị cúm gia cầm. Không nên dùng Amantadine đơn độc khi đã có sẵn Oseltamivir. Tuy nhiên có thể điều trị viêm phổi nặng hoặc diễn biến nặng bằng một thuốc ức chế neuraminidase và một Adamantane nếu biết virus H5N nhạy cảm với Adamantane.

Ngoài ra, Amantadine còn được dùng để điều trị bệnh zona, là bệnh nhiễm trùng da do virus thần kinh Varicella zoster (VZV) – virus gây bệnh thủy đậu, thuộc họ virus herpes gây nên.

Kháng thuốc:

Hiện nay, các chủng virus cúm A lưu hành và tính nhạy cảm với thuốc liên tục thay đổi và khả năng xuất hiện virus cúm A đề kháng với Amantadine làm giảm hiệu quả của thuốc.

Đã xuất hiện sự đề kháng chéo giữa các Adamantans, virus cúm A kháng Rimantadine cũng kháng với các Amantadine khác và ngược lại.

Mặc dù một số chủng virus cúm gia cầm A (H5N1) đã nhạy cảm với Rimantadine, hầu hết các chủng virus cúm gia cầm A được thử nghiệm bao gồm H5N1 và H7N9 đều kháng với các Adamantanes như Amantadine, Rimantadine.

Dược động học:

Amantadine được hấp thu tốt qua đường uống, sinh khả dụng khoảng 86 – 90%. Sau khi uống duy nhất một nang 100 mg, nồng độ đỉnh C trong huyết tương đạt được 0,22 microgam/ml trong vòng 3,3 giờ. Nếu uống dung dịch 100 mg, nồng độ đỉnh C trong huyết tương đạt khoảng 0,24 microgam/ml trong vòng 2 – 4 giờ.

Amantadine phân bố vào các mô, dịch cơ thể, nước mũi, vào tim, phổi, gan, thận, lách, phân bố một tỷ lệ lớn vào hồng cầu. Nồng độ thuốc trong nước mũi thấp hơn nồng độ trong huyết tương. Amantadine phân bố trong dịch não tủy xấp xỉ bằng nồng độ trong máu. Amantadine phân bố vào được sữa mẹ. Amantadin gắn vào protein huyết tương khoảng 67%.

Amantadine được chuyển hóa ít ở gan thành chất chuyển hóa là acetylamantadin trong huyết tương chủ yếu do N-acetyl hóa.

Amantadine được bài tiết qua nước tiểu khảng 80 – 90% ở dưới dạng không đổi bằng cách lọc ở cầu thận và ống thận. Khoảng 5 – 15% liều hấp thu được bài tiết ra nước tiểu dưới dạng chất chuyển hoá acetylamantadin. Thời gian bán thải của Amantadine khoảng 24 giờ (9 đến 37 giờ).

2.Dạng thuốc và hàm lượng của Amantadine

Thuốc tân dược Amantadine được sản xuất trên thị trường dưới dạng amantadin hydroclorid hoặc amantadin sulfat và hàm lượng là:

Viên nén 100 mg.

Viên nang 100 mg.

Sirô 50 mg/5ml.

Brand name:

Generic: Symmetrel capsules 100mg, Lysovir 100mg capsules, Amantadine hydrochloride 50mg/5ml syrup, Amantadine 50mg/5mL oral solution, Amantadine hydrochloride 100mg capsules, Trilasym 50 mg/ 5 ml Oral Solution, Trilasym 50mg/5ml Oral Solution.

3.Thuốc Amantadine được dùng cho những trường hợp nào

  1. Ðiều trị và dự phòng bệnh cúm theo mùa do các chủng virus cúm A gây ra ở người lớn và trẻ em trên 1 tuổi.
  2. Ðiều trị và dự phòng các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm A
  3. Điều trị các triệu chứng của hội chứng parkinson, các loại bệnh lý sau loạn nãoxơ cứng động mạch, vô căn,  các triệu chứng của ngộ độc carbon monoxide. Ít hiệu quả hơn Levodopa.
  4. Điều trị hội chứng ngoại tháp do thuốc chống loạn thần gây ra.
  5. Điều trị Herpes zoster cho người bệnh cao tuổi hoặc suy nhược.
  6. Điều trị hoặc dự phòng nhiễm virus cúm gia cầm A khi không sử dụng được Oseltamivir hoặc Zanamivir và xác định được chủng cúm còn nhạy cảm.

Bệnh cúm theo mùa do các chủng virus cúm A gây ra ở người lớn và trẻ em

4.Cách dùng – Liều lượng của Amantadine

Cách dùng: Amantadine được dùng đường uống.

Liều dùng cho người lớn:

Điều trị nhiễm virus cúm A theo mùa: Uống 100mg/lần x 2 lần/ngày, dùng trong 7 ngày. Nên bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 48 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng.

Dự phòng nhiễm virus cúm A theo mùa: Uống 100mg/lần x 2 lần/ngày. Thời gian dự phòng thường từ 11 ngày đến 6 tuần.

Liều dùng cho trẻ em:

Dự phòng nhiễm virus cúm A theo mùa:

Trẻ em từ 1 – 9 tuổi: Uống 5 mg/kg/lần x 2 lần/ngày. Tối đa 150 mg mỗi ngày.

Trẻ em từ 10 – 16 tuổi: Dùng theo liều lượng của người lớn là 100mg/lần x 2 lần/ngày. Khuyến cáo 5mg/kg/lần x 2 lần/ngày, tối đa 150 mg/ngày với trẻ < 40 kg.

Liều dùng cho người lớn > 65 tuổi: 100 mg/1 lần/ngày để điều trị hoặc dự phòng nhiễm virus cúm A. Nếu cần, phải giảm liều lượng hơn nữa ở một số bệnh nhân.

Liều dùng cho người bệnh suy thận:

Suy thận CrCl ≤ 10 ml/phút: 100 mg/lần/ ngày ở liều điệu trị hoặc dự phòng virus cúm A theo mùa.

Lưu ý, Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân suy gan, suy thận ở bất kỳ mức độ nào và theo dõi các tác dụng phụ của thuốc.

Tóm lại, Liều dùng trên giúp người bệnh dùng thuốc tham khảo, tuỳ theo mức độ tình trạng của bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều dùng, cách dùng và thời gian điều trị để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả trong điều trị tốt nhất.

5.Cách xử lý nếu quên liều thuốc Amantadine

Nếu người bệnh quên một liều Amantadine, nên uống một liều thuốc ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến giờ uống của liều tiếp theo, người bệnh chỉ cần uống liều thuốc tiếp theo vào đúng giờ như trong kế hoạch điều trị.

6.Cách xử lý khi dùng quá liều thuốc Amantadine

Khi người bệnh dùng quá liều Amantadine xảy ra các dấu hiệu quan trọng như buồn nôn, nôn, khô miệng, bí tiểu, rối loạn chức năng thận, bao gồm tăng BUN và giảm độ thanh thải creatinin, kích động, ảo giác, rối loạn tâm thần cấp tính, tăng phản xạ, vận động không yên, co giật, dấu hiệu ngoại tháp, co thắt xoắn, loạn trương lực, giãn đồng tử, khó nuốt, lú lẫn, mất phương hướng, mê sảng, ảo giác thị giác, rung giật cơ, giảm thông khí, phù phổi, suy hô hấp. Nhịp tim nhanh xoang, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, nhừng tim và tử vong.

Xử trí khi quá liều, nếu người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào do dùng thuốc quá liều, phải ngừng thuốc ngay và đưa đến bệnh viện gần nhất để điều trị triệu chứng. Gây nôn và dùng than hoạt để loại thuốc ra khỏi đường tiêu hoá. Đồng thời tích cực theo dõi các dấu hiệu sinh tồn như huyết áp, nhịp tim, điện tâm đồ, hô hấp và nhiệt độ cơ thể. Dùng thuốc điều trị chứng tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim nếu cần. Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu.

7.Những lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Amantadine

1.Thuốc Amantadine không được dùng cho người trường hợp sau:

  1. Người có tiền sử mẫn cảm với Amantadine hoặc với các dẫn xuất Adamantane  hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  2. Người bệnh bị co giật.
  3. Người bệnh có tiền sử viêm loét dạ dày.
  4. Người bệnh suy thận nặng.
  5. Phụ nữ mang thai.
  6. Phụ nữ cho con bú.

2.Thận trọng khi sử dụng thuốc Amantadine cho những trương hợp sau:

  • Lưu ý thận trọng khi sử dụng Amantadine cho người bệnh có trạng thái nhầm lẫn hoặc ảo giác hoặc rối loạn tâm thần tiềm ẩn, bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan hoặc rối loạn chức năng thận, bệnh nhân có tiền sử rối loạn tim mạch.
  • Lưu ý thận trọng liều gây chết người được báo cáo thấp nhất là 1g khi sử dụng Amantadine. Đơn thuốc phải được viết với số lượng nhỏ nhất phù hợp và phải có phương pháp hướng dẫn, kiểm soát tốt việc sử dụng thuốc của bệnh nhân.
  • Lưu ý thận trọng khi sử dụng Amantadine ở người bệnh có tiền sử động kinh hoặc các rối loạn co giật khác nên được theo dõi chặt chẽ để biết khả năng tăng khởi phát co giật.
  • Lưu ý thận trọng sử dụng Amantadine và điều chỉnh liều lượng khi cần ở bệnh nhân suy tim sung huyết, phù ngoại vi, hoặc hạ huyết áp thế đứng.
  • Lưu ý thận trọng khi sử dụng Amantadine ở người bệnh về thị giác, vì thuốc có thể gây giãn đồng tử. Không sử dụng cho bệnh nhân bị tăng nhãn áp góc đóng không được điều trị.
  • Lưu ý thận trọng với các tác dụng phụ khi sử dụng Amantadin, vì thuốc gây ra các phản ứng dị ứng như , phát ban, ngứa, viêm da eczematoid, phản ứng phản vệnhạy cảm với ánh sáng, diaphoresis hiếm khi xảy ra.
  • Lưu ý thận trọng khi sử dụng cho những bệnh nhân bị viêm da eczema tái phát.
  • Lưu ý thận trọng không ngừng Amantadine đột ngột ở bệnh nhân mắc hội chứng parkinson; một số bệnh nhân đã bùng phát parkinson sau khi ngừng thuốc đột ngột. Ngừng đột ngột cũng có thể dẫn đến mê sảng, lo lắng, trầm cảm, nói lắp, ảo giác, ảo tưởng, kích động, phản ứng hoang tưởng, sững sờ.
  • Lưu ý thận trọng với Hội chứng ác tính an thần kinh có thể xảy ra có liên quan đến việc giảm liều hoặc ngừng sử dụng Amantadine. Cần g sát kỹ bệnh nhân khi giảm liều hoặc ngừng thuốc. Thận trọng này đặc biệt quan trọng ở những bệnh nhân đang điều trị đồng thời với thuốc chống loạn thần.
  • Lưu ý thận trọng khi giảm liều hoặc ngừng Amantadine nếu bệnh nhân xuất hiện những bức xúc, thôi thúc dữ dội với một hành vi nào đó trong khi dùng thuốc.
  • Lưu ý theo dõi các khối u ác tính thường xuyên khi sử dụng Amantadine cho bất kỳ chỉ định nào.
  • Lưu ý thời kỳ mang thai, sử dụng Amantadine nguy cơ gây độc hại cho thai nhi. Khuyến cáo không dùng Amantadine cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
  • Lưu ý thời kỳ cho con bú, sử dụng Amantadine được bài tiết qua sữa mẹ gây độc hại cho trẻ bú sữa mẹ. Khuyến cáo không dùng Amantadine cho phụ nữ trong thời kỳ cho con bú.
  • Lưu ý thận trọng khi sử dụng Amantadine cho người đang lái xe và vận hành máy móc. Vì Amantadine có thể gây ra những tác dụng không mong muốn thường gặp như chóng mặt, mệt mỏi và buồn ngủ.

8.Thuốc Amantadine gây ra các tác dụng phụ nào

  1. Thường gặp: Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, khô miệng, đau bụng, mất ngủ, chóng mặt, đau đầu, lo lắng, mệt mỏi, suy nhược, tâm trạng hưng phấn, hôn mê, ảo giác, ác mộng, mất điều hòa, rối loạn nhịp tim, mờ mắt, rối loạn chú ý, trầm cảm, mất ngủ, đau cơ, trạng thái nhầm lẫn, phù ngoại vi, đánh trống ngực, hạ huyết áp tư thế đứng, khô miệng, buồn nôn, nôn, táo bón, tăng tiết mồ hôi.
  2. Ít gặp: Tiêu chảy, khó tiêu, phát ban, ù tai, khó thở, suy giảm khả năng tập trung, mất điều hòa, buồn ngủ, kích động, trầm cảm, mất phối hợp động tác, khó phát âm, loạn tâm thần, ảo giác, hình thành ý tưởng tự tử, bí đái, đái rắt, rối loạn thị giác, phù giác mạc, liệt dây thần kinh thị giác.
  3. Hiếm gặp: Nổi mẩn, viêm da dạng eczema, mất hoặc thay đổi vị giác, dáng đi bất thường, hưng phấn, tăng vận động, run, ảo giác, lú lẫn, co giật, động kinh, cơn đảo nhãn cầu, hội chứng ác tính thần kinh khi giảm liều hoặc ngừng thuốc, co thắt phế quản, ho, xanh xao, hồi hộp, tăng huyết áp, rối loạn mạch máu não, suy tim, phù bàn đạp, block tim, nhịp tim nhanh, ngất, tiết sữa bất thường ở nữ, rối loạn xuất tinh, rối loạn nhịp tim, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính.

Trong quá trình sử dụng thuốc Amantadine, người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Amantadine, nên xin ý kiến của bác sĩ tư vấn để xử trí kịp thời.

Thận trọng với các tác dụng phụ của Amantadine gây ra khi sử dụng

9.Amantadine tương tác với các thuốc nào

Thuốc kháng cholinergic hoặc levodopa: Dùng đồng thời với Amantadine có thể làm tăng lú lẫn, ảo giác, ác mộng, rối loạn đường ruột và dạ dày, hoặc tăng các tác dụng phụ khác giống atropine.

Thuốc kháng histamine: Thuốc có tác dụng kháng acetylcholin làm tăng tác dụng phụ trên thần kinh trung ương khi được dùng đồng thời với Amantadine.

Thuốc chống loạn thần: Làm tăng nguy cơ mắc Hội chứng ác tính thần kinh khi được dùng đồng thời với Amantadine.

Thuốc kích thích thần kinh trung ương: Làm tăng kích thích hệ TKTW do tác dụng cộng lực. với tác dụng phụ kích thích thần kinh trung ương của Amantadine khi được dùng đồng thời.

Co-trimoxazole: Xảy ra tình trạng mê sảng nhiễm độc khi dùng đồng thời co-trimoxazole và Amantadine. Khi ngừng thuóc thì hết mê sảng.

Thuốc lợi tiểu phối hợp (hydrochlorothiazide + thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali): Làm tăng nồng độ Amantadine trong huyết tương khi được dùng đồng thời với Amantadine.

Quinidine hoặc quinine: Làm giảm thanh thải Amantadine ở thận, dẫn đến tăng nồng độ của Amantadine trong huyết tương khi được dùng đồng thời.

Thioridazine: Làm tăng triệu chứng run nặng hơn ở bệnh nhân lão khoa bị hội chứng parkinson.

Rượu: Làm tăng tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương như chóng mặt, lú lẫn, choáng váng, hạ huyết áp thế đứng khi được dùng đồng thời với Amantadine.

Tóm lại, tương tác thuốc có thể làm thay đổi hiệu quả điều trị của thuốc hoặc làm tăng tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng hoặc báo cho bác sĩ kê đơn biết những loại thuốc đang dùng có nguy cơ, giúp bác sĩ kê đơn thuốc hợp lý, an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất trong điều trị.

10.Bảo quản Amantadine như thế nào

Ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ Cao đẳng Dược:  Amantadine bảo quản ở nhiệt độ duy trì dưới 30°C, khô thoáng, tránh ánh sáng. Để xa tầm tay trẻ em.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Tài liệu tham khảo:

  1. Drugs.com: https://www.drugs.com/amantadine.html
  2. Medicines.org.uk: https://www.medicines.org.uk/emc/product/12143/smpc

XEM THÊM: DUOCHOCVIETNAM.EDU.VN

Share this post