1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bài thuốc trị ho dai dẳng bằng lá tía tô

Là một loại gia vị dân dã nhưng tía tô cũng đồng thời là vị thuốc trị được nhiều bệnh thông thường như trị ho dai dẳng, cảm lạnh, đầy bụng, chướng bụng,…

 la-tia-to

Lá tía tô dùng trị ho hiệu quả

Lá tía tô cũng là một vị thuốc trong Đông Y

Ngoài những tác dụng như tăng mùi vị, kích thích các vị giác cho món ăn trong ẩm thực, tía tô còn được xem là vị thuốc chữa nhiều bệnh thông thường trong Đông y. Từ lâu vị thuốc này đã được dân gian truyền miệng dùng điều trị bệnh ho dai dẳng.

Tía tô (tên khoa học là Perilla frutescens) trong Đông y được gọi là tử tô/tử tô ngạnh, thân cao 0,5-1m, lá màu tía hoặc mặt dưới tía, mặt trên nâu/xanh lục, có lông nhám, mép khía răng cưa, lá mọc đối nhau.

Theo giảng viên Y học cổ truyền trường cao đẳng y dược TPHCM thì tía tô là một loại rau gia vị phổ biến đối với người dân Việt Nam nhưng thực chất nó cũng là vị thuốc quý của Đông y. Rau tía tô có mùi thơm, vị cay đặc trưng, tính ấm.

Tía tô có tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế – tâm – tỳ, không độc. Thường sử dụng lá tía tô làm gia vị, đồng thời là vị thuốc àm dân gian hay dùng để trừ cảm mạo. Hạt tía tô có thể làm trà để uống và dùng làm thuốc hạ khí, cành  tía tô làm thuốc an thai.

Tía tô là một loại cây thuốc quý dễ trồng và được trồng nhiều ở vùng nông thôn, lá được dùng để ăn sống hoặc nấu chín làm gia vị cho một số món ăn ngon. Đồng thời, tía tô cũng là một loại thuốc dùng để chữa bệnh và phòng bệnh trong đông y.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những bài thuốc điều trị ho dai dẳng bằng vị thuốc đông y này

Những bài thuốc trị ho dai dẳng đối với trẻ nhỏ

  • Trường hợp trẻ ho nhiều kèm theo dấu hiệu thở gấp, sắc mặt tím tái: Bạn dùng 20g hạt tía tô tán cho mịn thành bột, hòa với nước ấm cho trẻ uống. Bạn có thể dùng lọc lấy nước cho trẻ uống được dễ hơn hoặc có thể hòa chung với cháo để dùng.
  • Trường hợp bé có triệu chứng ho thông thường, ho nhẹ: Để thực hiện cách này, bạn nên chuẩn bị lá tía tô, hoa đu đủ đực, hoa khế đem rửa sạch. Cho tất cả vào chén sứ, thêm đường phèn và chút nước vào rồi đun cách thủy trong 15 phút. Nhấc chén ra để nguội rồi cho bé uống khoảng ½ muỗng cafe mỗi ngày. Cho bé uống chậm từ từ đễ nước thuốc thấm vào lưỡi, vừa cho uống vừa vuốt từ cằm xuống rốn bé. Đây là cách trị ho cho bé đối với các triệu chứng ho thông thường, ho nhẹ.

Cây tía tô là vị thuốc đông y

Cây tía tô là vị thuốc đông y

Bài thuốc chữa bệnh ho dai dẳng đối với người lớn

  • Cách 1: Dùng 150g lá tía tô tươi và 3 củ hành tươi xắt nhỏ cho vào cháo nóng, ăn cháo tía tô sẽ giải cảm, trị ho hiệu quả.
  • Cách 2: Lấy 90g hạt tía tô đem sao qua cho thơm, tán thành bột mịn rồi ngâm vào 1 lít rượu gạo trong 10 ngày. Sau 10 ngày đem ra chắt lấy nước, bỏ xác. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 20ml Cách này chỉ áp dụng cho ho suyễn có đờm trắng đục, nặng ngực. Nếu ho đàm vàng, cổ khô, miệng khát, môi đỏ thì không dùng.
  • Cách 3: Lấy lá tía tô đun với nước thật lâu, gạn bỏ xác lá rồi nấu cô đặc lại thành cao. Đậu đỏ đem rang cho vàng, tán nhỏ trộn với cao tía tô ở trên và viên thành hạt để uống. Thuốc này dùng khi ho kèm theo theo nôn, chảy máu, tiêu chảy sẽ hạn chế chảy máu, giảm ho.
  • Cách 4: Lấy 30g mận tươi và 5 quả đại táo đem giã nhuyễn nấu lấy nước. Khi nước sôi, cho vào ấm trà có 6g lá tía tô và 3g lá trà để hãm uống như uống trà. Mỗi ngày uống 2 lần liên tục 10 ngày chữa ho mất tiếng, tắc nghẹn do rối loạn thần kinh…

Một sô bài thuốc trị bệnh từ lá tía tô

  • Chữa cảm lạnh: 1 nắm lá tía tô, vỏ quýt 1 quả cùng 3 lát gừng cho vào nồi đun sôi kỹ với một bát nước, sau đó, chắt nước uống nóng rồi đắp chăn ấm.
  • Chữa đầy bụng: Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.
  • Chữa ngộ độc cua: Lấy tía tô giã nhỏ vắt lấy nước cho bệnh nhân uống.
  • Chữa ho, tức thở: Lấy cành lá tía tô và đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng đun lấy độ 1 chén nước cho uống.
  • Chữa đau bụng, đầy chướng: Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.
  • Chữa bệnh gút: Lấy một nắm tía tô rửa sạch, bỏ vào nồi đun thật kỹ rồi uống. Có thể dùng lá tía tô ăn như rau sống trong các bữa cơm để đề phòng bệnh tái phát.

Share this post