1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 2,75 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Các thực phẩm là “kháng sinh tự nhiên” bạn nên biết

Thuốc kháng sinh tự nhiên là những loại có nguồn gốc từ thực vật giúp tiêu diệt cũng như kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, thường được sử dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng.

Kháng sinh tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật có thể sử dụng như một giải pháp thay thế cho các thuốc kháng sinh nhân tạo để giúp tránh tác dụng phụ lên cơ thể và giảm bớt sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn.

Dưới đây là 10 loại thực phẩm được sử dụng phổ biến hằng ngày có tác dụng như thuốc kháng sinh tự nhiên bạn nên biết bao gồm:

1. Tỏi

Theo giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết: Tỏi có chứa hoạt chất allicin, glucogen, aliien và fitonxit giúp chống lại vi khuẩn gây bệnh, điều trị cảm cúm cũng như nâng cao hệ miễn dịch. Hợp chất ajoene có trong tỏi làm suy yếu vi khuẩn, giúp kháng khuẩn và diệt khuẩn.

Tỏi có tác giúp chống lại các vi khuẩn gây bệnh

Hơn thế, tỏi còn có các vai trò khác chẳng hạn như:

  • Ngăn ngừa sự phát triển của khối u trong cac bệnh ung thư (ung thư dạ dày, đại tràng, phổi, thanh quản,…)
  • Hạ lipit máu, giúp hạ huyết áp
  • Hạ đường máu, điều trị chứng rối loạn tiêu hóa, chống nhiễm độc chất phóng xạ
  • Bảo vệ gan

Tỏi là một loại kháng sinh tự nhiên an toàn khi sử dụng, nhưng nếu dùng quá nhiều có thể gây nên xuất huyết nội. Với những bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông, khi dùng tỏi cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

2. Gừng

Gừng cũng là một loại kháng sinh tự nhiên có nguồn gốc thực vật được sử dụng rộng rãi. Gừng tươi có vị canh, tính ấm, thông được khí. Gừng khô có vị cay, tính ấm, chữa được các bệnh phong hàn và đau bụng.

Gừng có khả năng kháng khuẩn giúp chống lại vi khuẩn gây bệnh ở đường tiêu hóa như E.coli hay Salmonella. Do đó, gừng thường được sử dụng để điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn hoặc bệnh lỵ ra máu.

3. Nghệ

Nghệ là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp kháng virus, kháng khuẩn, chống viêm và phòng ngừa viêm loét.

Nghệ có chứa chất curcumin có thể chống lại vi khuẩn H.pylori (tác nhân gây viêm loét dạ dày).

Ngoài ra, dùng nghệ thoa ngoài da giúp giảm thâm, trị mụn, điều tiết giảm nhẹ mụn trứng cá nhờ vào tính kháng khuẩn, chống viêm cũng như chống oxy hóa.

4. Hành

Theo cẩm nang sức khoẻ hành lá có chứa hoạt chất allicine có khả năng diệt khuẩn thường được dùng để điều trị một số bệnh như thương hàn, trực khuẩn, lỵ, tả, bệnh bạch hầu. Vì allicine là một chết dễ bị mất tác dụng khi gặp nhiệt độ cao nên khi chế biến chúng ta cho hành vào sau cùng.

Bên cạnh đó, nó còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất nhất là vitamin A, vitamin C có tác dụng giúp mắt và niêm mạc khỏe mạnh hơn cũng như tăng cường sức đề kháng.  Và hành lá còn được dùng để tiêu đờm, ngăn chặn xuất hiện đờm trong cơ thể.

5. Mật ong

Mật ong chứa một lượng lớn hydrogen peroxide dùng để kháng khuẩn, nó còn có mức pH khá thấp giúp hút ẩm ra khỏi cơ thể, khiến vi khuẩn bị thiếu nước, dẫn đến chết dần.

Mật ong chứa một lượng lớn hydrogen peroxide dùng để kháng khuẩn

Ngoài ra, mật ong còn chưa vitamin C giúp nâng cao hệ miễn dịch, chứa canxi giúp xương khỏe mạnh và chứa sắt hỗ trợ cho hệ tuần hoàn.

Nó còn giúp vết thương mau lành bằng việc cung cấp lớp phủ bảo vệ nuôi dưỡng môi trường ẩm ướt. Hơn thế, nó giảm sự viêm nhiễm cũng như bong vảy trên da.

6. Rau diếp cá

Rau diếp cá là thực phẩm chứa decanoyl-acetaldehyd giúp ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu, E.coli, trực khuẩn bạch hầu,…

Nó còn chứa quercitrin và dioxy-flavonon có tác dụng lợi tiểu và dùng trong điều trị bệnh trĩ.

Đồng thơi, rau diếp cá được dùng để thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, tăng sức đề kháng.

7. Rau kinh giới

Rau kinh giới chứa carvacrol, thymol có tác dụng mạnh diệt các ký sinh trùng đường ruột chẳng hạn giun, sán. Nó còn giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, chứng khó tiêu.

Rau kinh giới cũng bao gồm nhiều khoáng chất như là kali, canxi, magie, sắt giúp ngăn ngừa thiếu máu và tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể.

8. Đinh hương

Đinh hương là loại thực phẩm với tác dụng chống lại nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Nó còn được sử dụng như một loại thuốc điều trị các bệnh dạ dày, tiêu chảy, giúp long đờm. Hoa và dầu cây đinh hương giúp cải thiện chứng ợ hơi, buồn nôn và nôn.

Bên cạnh đó, nó còn có thể thoa lên nướu răng để trị đau răng.

9. Tinh dầu cỏ xạ hương

Tinh dầu cỏ xạ hương là loại đặc biệt hiệu quả giúp chống lại các vi khuẩn đề kháng với chất kháng sinh.

Chúng chỉ để dùng ngoài da, không dùng qua được miệng. Cần pha loãng tinh dầu với tỷ lệ 1:1 cùng dầu dừa hay dầu ô liu trước khi thoa lên da cần điều trị (tránh thoa trực tiếp tinh dầu lên da vì có thể gây viêm da và kích ứng da). Chống chỉ định với các bệnh nhân cường giáp, huyết cao cao.

10. Dầu dừa

Theo giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết: Dầu dừa chứa khoảng 50% acid lauric, đây là loại acid có chức năng kháng khuẩn, virus, chống nấm ở mức độ nhẹ nên có thể sử dụng cho da để kháng khuẩn, chống nấm.

Acid lauric có trong dầu dừa ngấm sâu vào tóc, tạo lớp phủ bảo vệ tóc, giúp giảm hư tổn nên dùng dưỡng tóc vô cùng hiệu quả.

Tuy nhiên, nó chứa acid béo no nên không tốt cho hệ tim mạch, vậy nên tránh dùng dầu dừa trong việc nấu ăn.

XEM THÊM: DUOCHOCVIETNAM.EDU.VN

Share this post