1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 1,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Chia sẻ cách chữa sỏi thận bằng phương pháp y học cổ truyền

Với một số thói quen hàng ngày như uống ít nước, ứ trệ nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu hay thay đổi độ PH nước tiểu làm hình thành sỏi thận. Phương pháp chữa sỏi thận bằng Y học cổ truyền được nhiều người áp dụng.

Công dụng chữa bệnh tiêu hóa từ quả phật thủ ít người biết

Đi tiểu buốt là bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Một số thói quen hàng ngày dẫn đến đột quỵ ít ai để ý

Chữa sỏi thận bằng Y học cổ truyền như thế nào?

Tìm hiểu về bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận là căn bệnh phổ biến, các thói quen hàng ngày làm sỏi thận phát triển, những viên sỏi nhỏ theo nước tiểu có thể tự ra ngoài, còn những viên sỏi lớn nằm lại trong đài bể thận hoặc trong bể thận phát triển to dần chiếm hết diện tích đài bể thận, gây ra những biến chứng nguy hiểm hủy hoại thận và các chức năng cơ quan thận.

Triệu chứng sỏi thận có thể nhận thấy như sau: đái ra máu, đái buốt, đái rắt, đái đục; đau, tức, nặng vùng thắt lưng, cơn đau quặn thận; có thể sốt hay ứ nước, ứ mủ ở thận, đái ít, vô niệu hoặc suy thận cấp hay mạn tính nếu không điều trị kịp thời. Phương pháp có thể xác định bệnh sỏi thận hiện nay chủ yếu dựa vào siêu âm hoặc chụp Xquang.

Các bác sĩ y học cổ truyền – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, bệnh sỏi tiết niệu còn gọi là Thạch lâm, nguyên nhân là do thường xuyên ăn ăn đồ cay nóng, hóa sinh thấp nhiệt, uất kết lâu ngày rồi dồn xuống bàng quang làm cho khí hóa trì trệ không thông; thận âm hao tổn, âm hư hỏa động, phòng sự quá độ ảnh hưởng đến tác dụng khí hóa của bàng quang, làm cho tạp chất của nước tiểu kết lại mà thành sỏi.

Phương pháp điều trị sỏi thận bằng Y học cổ truyền

Các Y sĩ Y học cổ truyền – Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, tùy thể bệnh thấp nhiệt hay thận hư mà có các phương thuốc khác nhau, cụ thể:

Đối với Thể thấp nhiệt: Người bệnh có biểu hiện người trì trệ, nước tiểu vàng hoặc đỏ, đái đục có cặn, có sỏi, đau, nặng, tức vùng thắt lưng.

Thể này dùng phép thanh nhiệt hóa kiên làm chủ đạo. Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc: Kim tiền thảo 30g, tỳ giải 30g, quả dành dành 20g, lá mã đề 20g, ý dĩ nhân 20g, vỏ núc nác 16g, cam thảo đất 16g, hoa, mộc thông 12g, xương bồ 8g, quế chi 4g.

Kim tiền thảo

Nếu các dược liệu còn tươi thì đem đi rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ; nếu đã khô thì để nguyên, cho vào ấm đất với 4 bát nước, đun nhỏ lửa, còn 2 bát, chắt ra, cho nước sắc tiếp, mỗi lần lấy 1,5 bát, trộn chung cả 3 lần, chia uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục 2-3 tháng.

Đối với Thể thận hư: Biểu hiện nước tiểu vàng hoặc đỏ, đái đục có cặn, có sỏi, người mệt mỏi, trì trệ, đau lưng, mỏi gối, ù tai, ngại vận động, có thể có rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, di tinh, mộng tinh ở nam,…

Lúc này bạn có thể dùng bài thuốc: Tơ hồng (sao vàng) 30g, tỳ giải 30g, hoài sơn (sao vàng) 30g, liên nhục 20g, thổ phục linh 20g, mã đề 16g, thạch vĩ 12g, quy bản 10g.

Theo chuyên trang cẩm nang sức khỏe nói trong dân gian còn dùng hạt chuối hột hoặc dùng kim tiền thảo sắc uống hằng ngày thay nước chè, nhiều khi cũng có tác dụng tốt.

Là căn bệnh phổ biến và dễ xảy ra nếu bạn có thói quen không tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt có nhiều trường hợp sau khi điều trị khỏi, không có biện pháp phòng bệnh tốt bệnh lại tái phát. Để phòng bênh tốt chúng ta cần:

+ Giải quyết tắc đường niệu.

+ Uống đủ lượng nước hàng ngày (trên 2 lít).

+ Ăn giảm các thức ăn chứa photphat và oxalat.

+ Vệ sinh tốt tránh viêm nhiễm đường niệu.

Ngoài ra khi gặp phải các triệu chứng như đau lưng, đái buốt, đái dắt… cần đi khám sớm tại các cơ sở y tế, phong khám y học cổ truyền uy tín để điều trị kịp thời.

Nguồn: duochoccotruyen.edu.vn

Share this post