1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Cùng tìm hiểu về công dụng của cây tầm gửi

Tầm gửi là một loài cây ký sinh trên thân các cây khác để sống. Trong Đông Y, người ta cho biết cây tầm gởi có nhiều tác dụng để chữa bệnh và đã mang đến hiệu quả tốt.

Cùng tìm hiểu về công dụng của cây tầm gửi

Cùng tìm hiểu về công dụng của cây tầm gửi

 

Cây tầm gửi là cây gì?

Tầm gửi thuộc họ tầm gửi hay họ Tằm gửi hoặc họ Chùm gửi (danh pháp khoa học: Loranthaceae). Tầm gửi là loại cây thuốc chữa bệnh sống ký sinh trên thân cây khác. Chúng có là xanh để tự quang hợp và bộ rễ sống bám chặt vào vỏ thân cây chủ để sinh trưởng. Có ba loài sinh sống trên mặt đất là Nuytsia floribunda – cây giáng sinh của Australia, Atkinsonia ligustrina – một loài cây bụi rất hiếm của dãy núi Blue tại Australia và một loài ở Trung và Nam Mỹ là Gaiadendron punctatum. Tầm gửi có thân gỗ, giòn, cành có thể chia đốt, không có lông đến lông tơ. Lá đơn, nguyên, mọc đối hoặc chụm ba (ít khi giảm thành vảy hoặc không có lá), phiến lá hình mác đến oval, gân lá hình lông chim hoặc song song. Không có lá kèm. Tầm gửi có hoa lưỡng tính hoặc đơn tính.

Cụm hoa dạng xim, bông, chùm, tán mọc ở kẽ lá bắc (hai lá bắc hợp sinh trông giống như một đài phụ bên ngoài đài hoa). Bao hoa có đài, tràng phân biệt hoặc tiêu giảm chỉ còn lại một loại (thường tràng tiêu giảm chỉ còn là vành nhỏ hoặc không còn). Hầu hết hạt của các loại tầm gửi đều được phủ bởi 1 lớp chất lỏng sền sệt trên bề mặt, điều này cho phép chúng bám được trên cây chủ. Tầm gửi sống ký sinh nên hút chất dinh dưỡng của cây chủ và thậm chí giết chết cây chủ. Chúng thường xuất hiện ở những nơi chim muông để lại… chất thải. Tầm gửi có tốc độ phát tán rất nhanh. Quả của một số loài tầm gửi chín sẽ nổ tung và bắn các hạt đi xa tới 15m. Các hạt bám vào các cây khác, nảy mầm và bắt đầu một chu trình sống mới.

Công dụng ít người biết đến của cây tầm gửi

Đa số các loài tầm gửi có tác dụng bài trừ phong thấp, giảm đau nhức xương khớp, phòng ngừa tăng huyết áp… Ngoài ra tầm gửi còn được dùng để an thai, thúc sữa và hồi phục thể lực cho người mẹ sau khi sinh… cùng một số chức năng khác. Hiện nay, theo các bài thuốc Đông Y, mỗi loại tầm gửi lại có một công dụng khác nhau.. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu một số loại tầm gửi cũng như giải đáp thắc mắc cho các bạn về tác dụng của cây tầm gửi chữa bệnh gì.

Công dụng ít người biết đến của cây tầm gửi

Công dụng ít người biết đến của cây tầm gửi

Tầm gửi trên cây gạo: Có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi đường tiết niệu, làm thuốc hỗ trợ điều trị viêm cầu thận, tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh xương khớp, phong tê thấp, bệnh hậu sản ở phụ nữ sau sinh.

Tầm gửi trên cây ngái: Có tác dụng bổ can thận, mạch gân xương, an thai, lợi sữa. Giải độc, tăng cường chức năng Gan, Thận – Mát, thanh lọc cơ thể, giúp ăn ngon, dễ ngủ. Tăng cường sức khỏe cho người mệt mỏi, gầy yếu. Ở phụ nữ sau sinh: giúp tăng tiết sữa, ngoài ra còn có tác dụng điều trị chứng hậu sản mòn. (Chữa hậu sản, tăng tiết sữa và làm mát sữa). Tăng thể lực cho người mệt mỏi, gây thèm ăn, dễ ngủ, tiêu phù.

Tầm gửi trên cây dâu tằm: có tác dụng trừ phong thấp, bổ can thận. Khi kết hợp loại tầm gửi này với các thang thuốc nam khác sẽ tạo nên những bài thuốc dùng tốt nhất cho người cao tuổi trong lúc giao mùa từ nóng sang lạnh, thu sang đông.

Tầm gửi trên cây chanh: dùng trị các chứng ho khan, ho gió, ho có đờm đặc. Khi dùng thường cũng sao chế như tang ký sinh, có thể phối hợp với các vị trị ho khác như trần bì, tang bạch bì, xạ can, mạch môn… dưới dạng thuốc sắc, siro hay viên ngậm.

Tầm gửi cây na, cây mít: Trong nhiều cuốn cẩm nang sức khỏe có cho biết tầm gửi còn dùng trị bệnh sốt rét hoặc chứng “hàn nhiệt vãng lai”, tức bệnh có lúc sốt, lúc rét. Có thể phối hợp với thanh hao, sài hồ, hoàng cầm, thảo quả, binh lang…

Tầm gửi trên cây cúc tần: cho hạt là vị thuốc thỏ ty tử tác dụng bổ thận tráng dương, chữa di tinh, liệt dương, tiểu dầm…

Tầm gửi cây dẻ: có tác dụng trị thấp khớp, viêm họng, các bệnh dị ứng, bệnh ngoài da.

Tầm gửi cây xoan: có tác dụng trong việc chữa bệnh đường ruột, kiết lỵ, táo bón.

Cách dùng các loại tầm gửi thường là chặt lấy cây tầm gửi, bỏ lá sâu, tạp chất, cắt ngắn, phơi khô trong bóng râm, có thể tẩm rượu, sao qua. Bảo quản nơi khô mát, tránh mốc. Không được dùng tầm gửi mọc trên các loài cây độc sẽ dẫn đến những tình huống nguy hiểm cho sức khỏe cũng như tính mạng bản thân. Hy vọng, qua bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về tác dụng của cây tầm gửi chữa bệnh gì.

Nguồn: duochocvietnam.edu.vn

Share this post