1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Dấu hiệu của bệnh thủy đậu mà mọi người nên biết

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, gặp ở mọi độ tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ em. Bệnh thường bùng phát dịch vào mùa xuân.

Bệnh Thủy đậu

Bệnh Thủy đậu

 

Thủy đậu là bệnh lành tính, sẽ không gây nguy hiểm nếu người bệnh được chăm sóc cẩn thận và chu đáo. Tuy nhiên, bệnh có thể gây những biến chứng nặng đối với các trường hợp phụ nữ mang thai, trẻ dưới 4 tuần tuổi… nếu không được điều trị kịp thời.

Dấu hiệu của bệnh thủy đậu là gì?

Theo tin tức ngành Dược, khi bị thủy đậu người bệnh thường có những biểu hiện sau:

  • Khi mắc bệnh thủy đậu, người lớn thường trong trạng thái cơ thể mệt mỏi, với trẻ nhỏ có thể xảy ra tình trạng quấy khóc kéo dài.
  • Người bệnh bị sốt, thậm chí sốt khá cao trong khoảng từ 38 đến 39 độ C.
  • Bắt đầu xuất hiện các bóng nước trên khắp cơ thể: quan sát trên da sẽ thấy sự hiện diện của những nốt hồng ban có kích thước vài milimet, sau khoảng 1-2 ngày mới xuất hiện những nốt đậu thường là 5mm cũng có thể lên đến 10mm. Các phỏng nước thường ở mặt, ngực và lưng đầu tiên, sau đó thì lan rộng ra khắp cơ thể. Chúng có đặc điểm: Ban đầu là dịch trong, sau đó dần đục như mụn mủ. Tiếp theo, sau khoảng 2-3 ngày tiếp theo, mụn vỡ ra.

Những đối tượng mắc bệnh thủy đậu cần đặc biệt lưu ý

Phụ nữ đang có thai: Hỏi đáp ngành Dược cho biết đây là đối tượng phải đặc biệt lưu tâm về sức khỏe của mình trong thời kỳ thai kỳ, đối với những trường hợp bị thủy đậu, mẹ cần đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn kịp thời.

Những người có hệ miễn dịch yếu: Với những người có hệ miễn dịch yếu, dễ gặp phải hầu hết các bệnh có khả năng lây truyền. Bởi trên thực tế, hệ thống miễn dịch chính là lá chắn giúp cơ thể chiến đấu chống lại bệnh tật. Khi bị thủy đậu, nếu hệ thống miễn dịch của bạn yếu thì bạn dễ bị biến chứng nhiễm trùng hơn.

Trẻ em  dưới 1 tháng tuổi: Theo các chuyên gia đang dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng, đây là giai đoạn bé đang tập làm quen với môi trường mới sau khi chào đời, sức đề kháng của bé vẫn còn rất yếu. Một số trường hợp trẻ nhỏ mắc thủy đậu trong giai đoạn này dẫn đến một số biến chứng như: Cổ bị cứng, mất kiểm soát hành vi, gặp vấn đề về việc cân bằng cơ thể.

Một số trường hợp bị nặng có thể gây ra biến chứng như: Viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, …

Trẻ nhỏ bị thủy đậu cha mẹ cần hết sức lưu ý

Trẻ nhỏ bị thủy đậu cha mẹ cần hết sức lưu ý

Cách chăm sóc người mắc bệnh thủy đậu

Theo chuyên trang Cao đẳng Y, khi chăm sóc người mắc thủy đậu cần lưu ý:

  • Cho bệnh nhân nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời
  • Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.
  • Thay quần áo và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm sạch.
  • Nên mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng.
  • Đối với trẻ nhỏ, nên bổ sung thêm vitamin C, nhỏ mũi 2 lần/ngày cho trẻ.
  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh,  ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả.
  • Trường hợp sốt cao, có thể dùng các thuốc theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Nếu có biểu hiện nặng, cần đưa ngay bệnh nhân tới các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Hãy tham khảo các thông tin về cách chăm sóc người mắc bệnh thủy đậu để có được kiến thức tốt nhất chăm sóc sức khỏe những người thân xung quanh bạn.

Nguồn: Duochocvietnam.edu.vn

Share this post