1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Hướng dẫn sử dụng thuốc Acetylcystein trị bệnh hiệu quả

Acetylcystein thường được sử dụng làm thuốc tiêu nhầy, thuốc giải độc khi bị ngộ độc Paracetamol do uống quá liều và một số loại bệnh khác.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Acetylcystein trị bệnh hiệu quả
Hướng dẫn sử dụng thuốc Acetylcystein trị bệnh hiệu quả

Acetylcystein là thuốc gì?

Acetylcystein là thuốc tân dược có khả năng làm long đờm bằng cách giảm sự đặc quánh của chất nhầy giúp chúng di chuyển dễ dàng hơn và ra khỏi cơ thể sau khi chúng ta ho hay khạc đờm. Đây còn là loại thuốc thường được dùng làm thuốc giải độc khi bị ngộ độc Paracetamol do uống quá liều. Bên cạnh đó, Acetylcystein còn được sử dụng trong một số bệnh phổi để điều tiết dịch đờm như: viêm phổi, viêm phế quản, khí phế thũng mãn tính, hen phế quản. Ngoài ra, còn được sử dụng để bảo vệ chống gây độc cho gan, trị chứng không có nước mắt.

Tuy nhiên đối với trường hợp bị dị ứng với các thành phần của thuốc hay có tiền sử mắc bệnh hen suyễn không nên sử dụng thuốc Acetylcystein

Hướng dẫn sử dụng thuốc Acetylcystein đúng cách

Cách dùng Acetylcystein cho trẻ em

Làm tan hoặc làm mỏng dịch nhầy ở bệnh phổi: Mỗi ngày xịt 3 hoặc 4 lần thuốc thông qua ống ngậm, mặt nạ hoặc phẫu thuật mở khí quản. Đối với dạng dung dịch 10% sử dụng 6-10ml, dung dịch 20% sử dụng 3-5ml.

Điều trị triệu chứng khô mắt: Thường sử dụng dung dịch 5% để nhỏ mắt 3-4 lần mỗi ngày, mỗi lần nhỏ khoảng 1-2 giọt.

Để thực hiện các xét nghiệm ở phổi: Trước khi thực hiện phẫu thuật, đặt trực tiếp Acetylcystein vào khí quản 2 hoặc 3 lần. Liều lượng phù hợp với loại dung dịch 10% là 2-4ml, đối với loại dung dịch 20% là 1-2ml.

Cách dùng Acetylcystein dành cho người lớn

Tùy theo mục đích sử dụng mà Acetylcystein được dùng khác nhau. Do đó, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc tham khảo ý kiến trực tiếp của các Dược sĩ tốt nghiệp tại trường lớp uy tín như Đại học, Cao đẳng Dược hay của các chuyên gia tại các chương trình cẩm năng sức khỏe online, các tạp chí sức khỏe,…

Thuốc acetylcystein 200mg
Thuốc acetylcystein 200mg

Đối với người lớn, liều dùng Acetylcystein có sự khác nhau phụ thuộc vào mục đích sử dụng:

Để thực hiện các xét nghiệm ở phổi: Liều lượng phù hợp với loại dung dịch 20% là 1-2ml, đối với loại dung dịch 10% là 2-4ml. Dùng trước khi thực hiện phẫu thuật, đặt trực tiếp Acetylcystein vào khí quản 2 hoặc 3 lần.

Để làm tan hoặc làm mỏng dịch nhầy ở bệnh phổi: Mỗi ngày xịt 3 hoặc 4 lần thuốc thông qua ống ngậm, mặt nạ hoặc phẫu thuật mở khí quản. Đối với dạng dung dịch 10% sử dụng 6-10ml, dạng dung dịch 20% thì sử dụng 3-5ml.

Để điều trị triệu chứng khô mắt: Thường sử dụng dung dịch 5% để nhỏ mắt 3-4 lần mỗi ngày, mỗi lần nhỏ khoảng 1-2 giọt.

Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc Acetylcystein

Khi sử dụng thuốc Acetylcystein để điều trị bệnh, có thể các bạn sẽ gặp phải một số phản ứng phụ đối với cơ thể:

  • Tác dụng phụ thường gặp: Nôn hoặc buồn nôn
  • Tác dụng phụ ít gặp: Chảy nước mũi nhiều; nhức đầu, ù tai, buồn ngủ; nổi mề đay, phát ban; viêm miệng.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: Co thắt phế quản kèm phản ứng dạng phản vệ toàn thân; sốt, rét run

Khi gặp những tác dụng phụ trên, đầu tiên bạn nên ngừng ngưng sử dụng thuốc, sau đó đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp để không ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình trạng sức khỏe của cơ thể.

Lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc Acetylcystein

Tại chương trình Hỏi đáp ngành Dược, các chuyên gia lưu ý đến người bệnh khi sử dụng thuốc Acetylcystein như sau:

  • Đối với phụ nữ mang thai, khi bị ngộ độc do uống paracetamol quá liều có thể dùng Acetylcystein để điều trị. Việc dùng Acetylcystein còn có thể giúp thai nhi ngăn chặn được những độc tính ở gan.
  • Phụ nữ đang cho con bú cũng có thể sử dụng.
  • Nếu người bệnh giảm khả năng ho phải hút đờm.
  • Dùng Acetylcystein cho người có tiền sử bị dị ứng sẽ có nguy cơ phát hen.
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc Acetylcystein với các loại thuốc giảm ho hoặc các loại thuốc có tác dụng là giảm bài tiết phế quản.
  • Nên bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, không có ánh nắng trực tiếp và tránh xa tầm với của trẻ nhỏ

Tất cả thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để an toàn cho sức khỏe các bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ hay dược sĩ không nên tự ý thực hiện theo những thông tin trong bài viết trên. Để biết nhiều hơn thông tin về các loại thuốc, bạn có thể hỏi trước tiếp các dược sĩ hay đăng ký học Cao đẳng Dược để có thể tự chăm sóc bản thân và gia đình tốt hơn.

Nguồn: duochocvietnam.edu.vn

Share this post