1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 1,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Tìm hiểu bệnh hôi miệng: Nguyên nhân và cách chữa bệnh hiệu quả

Hôi miệng gây ra tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu, khiến người bệnh mất tự tin ảnh hưởng đến giao tiếp xã hội. Do vậy tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa bệnh hôi miệng sẽ rất cần thiết. Để hiểu rõ hơn hãy cùng theo dõi qua bài viết bên dưới nhé.

Đi tiểu buốt là bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Một số thói quen hàng ngày dẫn đến đột quỵ ít ai để ý

Xoa bóp bấm huyệt chữa thiểu năng tuần hoàn não

Theo thông tin cập nhật từ chuyên trang cẩm nang sức khỏe, hiện nay có hơn 80 triệu người trên thế giới mắc chứng hôi miệng.  tình trạng này không chỉ khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp mà còn cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm.

Hôi miệng khiến cho người bệnh mất tự tin trong giao tiếp

Bệnh hội miệng là gì? Nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng là gì?

Bệnh hội miệng hiện nay khá phổ biến một số thông kê cho thấy được nó chiếm khoảng 40% dân số, chứng hôi miệng là khi một người phát ra hơi thở có mùi hôi hoặc mùi khó chịu khi nói. 

Hôi miệng thường không gây nguy hiểm cho bệnh nhân nhưng nó lại ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống thường ngày. Họ sẽ bị mất đi tự tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng khá nhiều trong sinh hoạt và công việc hàng ngày.

Một số nghiên cứu cho thấy, bệnh hôi miệng do sự kết hợp của các hợp chất lưu huỳnh bay hơi là VSC như H2S – mùi trứng thối, CH3CH3 – Dimethyl Sulfide, CH3SH – Methyl Mercaptan…

Bệnh hôi miệng có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, không phân biệt giới tính. Nhiều người dù phát hiện được mình mắc phải căn bệnh này nhưng lại đang không biết làm thế nào để có cách chữa đúng. Trên thực tế đây là bệnh khá dễ chữa nếu như bạn tìm hiểu được nguyên nhân.

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra chứng hôi miệng:

Bác sĩ Dương Trường Giang chuyên khoa Răng Hàm Mặt giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, hơi thở mỗi người có mùi hôi tùy mức độ khác nhau khi thức dậy vào buổi sáng sau một đêm. Đây là tình trạng rất dễ xảy ra khi miệng bị khô và tù đọng cả một đêm. Bất kỳ ai cũng gặp phải tình trạng này, đó là khi lưu lượng nước bọt tăng nhanh ngay sau khi bắt đầu ăn sáng.

Khô miệng là nguyên nhân gây bệnh hôi miệng phổ biến. Đó là do sự suy giảm cơ chế thải rửa bắt nguồn từ sự giảm lưu lượng nước bọt. Hoặc cùng có thể là do qua một giấc ngủ đêm. Và một số lý do gây nên chứng khô miệng là do một số loại thuốc, do mất nước hay do một số bệnh lý.

Chế độ ăn hàng ngày: Đôi lúc bạn ăn phải một số loại thực phẩm nặng mùi như tỏi, đồ uống chứa cồn, đồ ăn cay đều khiến cho hơi thở có mùi.

Bởi hóa chất trong thức ăn có thể đi vào dòng máu và sau đó vào phổi. Ngoài ra một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ chứng hôi miệng là Chloral, Disulfiram, Betel …Người bệnh có thể báo với bác sĩ để được thay đổi bằng loại thuốc khác.

Hút thuốc: Đây cũng là nguyên nhân hôi miệng mà nhiều người gặp phải. Khi khói thuốc vào cơ thể thì mùi hôi của khói thuốc phải được đẩy ra ngoài. Không chỉ vậy hút thuốc còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh nướu, tình trạng này kéo dài thì gây ra bệnh hôi miệng.

Chế độ ăn kiêng hay tuyệt thực: Một số nghiên cứu cho thấy khi ăn kiêng thì cơ thể sẽ tạo ra hóa chất Kentones trong quá trình phân hủy chất béo.

Do bệnh lý răng miệng: Bạn mắc các chứng bệnh về răng miệng như viêm nha chu, sâu răng hay viêm nướu cũng là nguyên nhân gây hôi miệng.

Tình trạng bệnh này ở Việt Nam hiện nay đang ngày có xu hướng gia tăng, người bệnh cần phải đi khám nha khoa định kỳ 2 lần/ năm để lấy cao răng và vệ sinh răng miệng. Qua đó xử lý các vấn đề răng miệng đang gặp phải.

Thăm khám nha khoa 2 lần/ năm để hạn chế tối đa nguy cơ bệnh răng miệng

Ngoài ra một số bệnh lý khác cũng dẫn đến tình trạng hôi miệng như Polyp mũi, viêm xoang cũng gây nên chứng bệnh hôi miệng. Với tình trạng này thì hơi thở có mùi khó chịu hơn khi người bệnh thở bằng mũi nhưng cũng không đáng kể khi thở bằng miệng. Một số nguyên nhân khác như u bướu ở phổi, họng…cần phải được điều trị bệnh tận gốc thì mới tiêu diệt được chứng hôi miệng hiện nay.

Do vệ sinh răng miệng không được sạch sẽ: Việc nhồi nhét thức ăn khiến cho bàn chải không lấy được hết những mảnh thức ăn ở các kẽ răng. Khi chúng bị vi khuẩn phân hủy sẽ khiến răng có bề mặt gồ ghề. Sau đó sẽ hình thành những mảng bám răng là chất mềm hỏi trắng trên bề mặt răng. Chúng thường hình thành khi vi khuẩn kết hợp với nước bọt và thức ăn trong khoang miệng. Trong khi đó cao răng là mảng bám hình thành do vôi hóa trở lên cứng và bám dính vào răng. Từ đó gây nên bệnh nha chu là sự viêm nhiễm hay viêm các mô quanh răng.

Bựa lưỡi: Ở một số trường hợp hình thành bựa ở phần sau lưng lưỡi, hình thành do chất nhầy từ mũi sau. Bựa lưỡi có thể hình thành vi khuẩn gây hôi miệng dù đã vệ sinh răng miệng vẫn tốt.

Cách chữa bệnh hôi miệng tại nhà như thế nào?

Từ những nguyên nhân gây bệnh hôi miệng được xác định ở trên thì có thể thấy việc điều trị bệnh khá đơn giản. Quan trọng nhất là bạn phải biết cách vệ sinh răng miệng đúng cách để hạn chế hình thành vi khuẩn. Các chuyên gia Bác sĩ sức khỏe răng miệng hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ một số cách chữa bệnh hôi miệng hiệu quả, dễ áp dụng tại nhà, cụ thể:

Đánh răng ngay sau khi ăn: Việc đánh răng sau khi ăn xong là rất cần thiết giúp bạn hạn chế được những tác nhân gây bệnh. Thường sau khi ăn xong khoảng 30 phút thì hãy đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày để mang lại hiệu quả trong phương pháp điều trị bệnh hôi miệng hiện nay.

Dùng chỉ nha khoa sau khi ăn xong: Theo các chuyên gia bác sĩ răng miệng, thì việc đánh răng thông thường không thể lấy đi hết những mảng bám vi khuẩn tồn tại trong kẽ răng. Chỉ nha khoa là vật bất ly thân với người bệnh dùng để loại bỏ tối đa những mảng bám hình thành trong kẽ răng.

Chăm sóc răng miệng đúng cách với chỉ nha khoa và đánh răng thường xuyên

Làm sạch lưỡi: rất nhiều người có thói quen chải răng mà quên mất lưỡi cũng là bộ phận cần phải làm sạch. Đây là nơi cũng chứa khá nhiều vi khuẩn. Nếu không được làm sạch thì nó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển lâu dài. Đó là nguyên nhân khiến cho lưỡi bạn hình thành mảng trắng, nếu như vệ sinh răng miệng và lưỡi sạch sẽ thì sẽ loại bỏ được chứng bệnh hôi miệng khó chịu.

Uống nhiều nước: Khi cơ thể được cung cấp đủ nước thì không chỉ loại bỏ được chứng bệnh hôi miệng mà còn tốt cho sức khỏe. Tình trạng hôi miệng nếu kéo dài thì nhất thiết phải cần đến sự can thiệp của các bác sĩ, một số loại thuốc có tác dụng kích thích tăng tiết nước bọt hay chuẩn bị nước bọt nhân tạo.

Chế độ ăn uống hợp lý: Với người hôi miệng thì cần phải bổ sung những loại thức ăn như hoa quả, rau xanh, hay tránh những loại thực phẩm khác như café, đồ ăn cay nóng, hành tỏi và những thực phẩm nhiều đường

Chăm sóc răng miệng định kỳ: Lấy cao răng là một việc làm cần thiết với người mắc bệnh hôi miệng. Đây là nguyên nhân gây bệnh mà nhiều người gặp phải, giúp cho hơi thở thoát khỏi mùi khó chịu.

Chứng hôi miệng có liên quan đến 90% khoang miệng do vậy người bệnh cần phải thực hiện các biện pháp điều trị đầu tiên là điều trị nha chu hay hướng dẫn vệ sinh răng miệng cá nhân. Trong đó kháng sinh có khả năng làm giảm chứng hôi miệng do vậy cũng được chỉ định điều trị bệnh tạm thời.

Hi vọng với những thông tin chia sẻ về nguyên nhân và cách chữa bệnh hôi miệng ở trên sẽ giúp bạn đánh bay mùi hôi khó chịu tự tin khi giao tiếp. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe răng miệng bạn nên thường xuyên đi khám răng miệng để phát hiện kịp thời và đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho cơ thể.

Nguồn: duochocvietnam.edu.vn

Share this post