1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Tìm hiểu công dụng chữa bệnh hữu dụng từ cây Hẹ

Hẹ là một loại cây thuộc họ Hành hay còn được gọi với tên khác là Cửu thái tử, Cửu thái hay Khởi dương thảo. Hẹ còn được biết đến như một vị thuốc Đông y với nhiều tác dụng có ích trong việc chữa bệnh.

Hẹ với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người

Hẹ với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người

Mô tả thông tin cần biết về cây hẹ

Hẹ có tên khoa học là Allium ramosum L, Hẹ từ xưa đến nay được biết đến như một cây rau, gia vị ít ai biết hẹ còn là một vị thuốc quý. Đây là một loại  cây thảo nhỏ sống nhiều năm, cao 20cm -50 cm, có thân mọc đứng, hình trụ hoặc có góc ở đầu. Lá ở gốc thân, hình dải phẳng hẹp, có rãnh, dài 15cm -30 cm, rộng 1,5mm-7 mm. Hẹ thường ra hoa vào tháng 7 đến tháng 8, Hoa trắng mọc thành tán ở đầu một cán hoa dài 20-30 cm hay hơn. Tán gồm 20-40 hoa có mo bao bọc, 3-4 lẩn ngắn hơn tán hoa; bao hoa màu trắng, gồm nhiều phiến thuôn mũi mác. Quả nang, hình trái xoan ngược chia ra 3 mảnh; 6 hạt nhỏ, màu đen. Quả hẹ thường ra tháng 8-9.

Hẹ và một số tác dụng dược lý

Về tác dụng dược lý các dược sĩ giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur TPHCM cho biết Hẹ có chứa nhiều chất xơ có tác dụng tăng tính nhạy cảm với insulin làm giảm đường huyết, ngừa xơ mỡ động mạch, giảm mỡ máu, bảo vệ tuyến tụy. Chất Odorin là một kháng sinh mạnh chống tụ cầu và các vi khuẩn khác.

Thành phần hóa học có trong cây Hẹ

Trong 1 kg lá hẹ có 5g -10 g đạm, 5g -30g đường, 20 mg vitamin A, 89g vitamin C, 263 mg canxi, 212mg phốt pho, nhiều chất xơ. Trong cây hẹ có hợp chất sulfur, saponin, chất đắng và hoạt chất adorin có tác dụng kháng khuẩn và vitamin C.

Ứng dụng Hẹ vào một số đơn thuốc chữa bệnh hữu dụng

Hẹ được trồng rộng rãi ở nước ta

Hẹ được trồng rộng rãi ở nước ta

  • Sản hậu Chóng mặt bất tỉnh: Củ Hẹ, Hành tăm, đều 12 g, đâm nát hòa ít giấm, để lên cục gạch nướng đỏ, xông hơi.
  • Trị côn trùng bò vào tai: Lá Hẹ đâm vắt lấy nước nhỏ vào tai ít giọt, côn trùng sẽ bò ra.
  • Trị hen suyễn nguy cấp: Lá Hẹ, một nắm, sắc lấy nước uống.
  • Trị yết hầu sưng đau: Hẹ toàn cây một nắm, muối một cục đâm vắt nước nuốt lần lần.
  • Trị viêm tai giữa: Giã Hẹ tươi lấy nước nhỏ tai.
  • Trị di tinh: Hẹ và Gạo nếp, hai thứ đều nhau, hiệp chung nấu cháo nhừ, phơi sương một đêm, ăn lúc sáng sớm, ăn luôn một lúc. Hoặc dùng hạt Hẹ ăn mỗi ngày 20 hạt lúc đói với nước muối mặn mặn, hoặc chưng chín ăn.
  • Trị đổ máu cam, lỵ ra máu: Củ hoặc lá Hẹ giã tươi lấy nước uống.
  • Trị Ho trẻ em: Lá Hẹ hấp với đường đặt trong nồi cơm hoặc đun cách thủy lấy nước cho uống.
  • Trị giun kim: Sắc lá Hẹ hoặc rễ Hẹ lấy nước uống.
  • Trị cổ họng khó nuốt: Dùng 12-24g lá Hẹ giã tươi lấy nước uống.

Trên đây là một số bài thuốc và một vài thông tin của cây Hẹ do các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM chia sẻ, hy vọng qua bài viết này sẽ phần nào giúp các bạn đọc bổ sung được những kiến thức y học bổ ích cho bản thân cũng như kiến thức cần thiết về cây Hẹ.

Share this post