1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 2,50 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Vị thuốc đông y ngải cứu có những công dụng gì đối với sức khỏe?

Cây ngải cứu được biết đến là một loại rau quen thuộc của người Việt. Ngoài ra trong đông y cây ngải cứu còn được xem là một vị thuốc quý. Cùng tìm hiểu những công dụng chữa bệnh của vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé!

Cây ngải cứu

Tìm hiểu những đặc điểm của vị thuốc ngải cứu

Bác sĩ – Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết, cây ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris L, thuộc họ Cúc Asteraceae. Cây ngải cứu có nhiều tên gọi khác nhau như ngải điệp, cây thuốc cao

Cây ngải cứu là loại cây thân thảo với chiều cao trung bình từ 50- 60cm, cây sống lâu năm, thân có nhiều rãnh dọc. Lá cây ngải cứu chia thành nhiều thùy, nhỏ, không có cuống, mọc so le, hai mặt lá có màu khác nhau, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới có nhiều lông trắng. Khi vò toàn cây ngải cứu phát ra một mùi vị ngai ngái đặc trưng dễ nhận biết.

Bộ phận dùng

Toàn bộ cây ngải cứu đều được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây ngải cứu được trồng phổ biến ở mọi vùng miền của Việt Nam. Cây dùng để làm rau được thu hoạch tươi, cây dùng trị bệnh sẽ để già. Cây ngải cứu được thu hoạch chính vào mùa hè, dùng tươi hoặc rửa sạch, phơi khô, cắt khúc bảo quản lâu dài để trị nhiều bệnh khác nhau.

Bào chế

Cây ngải cứu được dùng tươi hoặc phơi khô sắc nước, tán bột trị nhiều loại bệnh khác nhau

Thành phần hóa học

Trong cây ngải cứu có tinh dầu (0,2-0,34%) mà thành phần chủ yếu là cineol, -thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol, arachol alcol, adenin, cholin.

Trong cụm hoa có tinh dầu với hàm lượng cineol cao nhất, ở các chồi tươi và khô, hàm lượng cineol có khi tới 30%.

Công dụng của cây ngải cứu

Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ, cây ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng điều hoà khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, cầm máu.

Điều hòa kinh nguyệt

Bài thuốc 1: 6-12g ngải cứu tươi đem rửa sạch, cắt khúc, phơi khô, hãm với nước sôi như trà chia đều 3 lần uống trong ngày sau bữa ăn để điều hòa kinh nguyệt

Bài thuốc 2: 10g ngải cứu khô đem sắc với 1 lít nước đến khi còn ½ , cho thêm chút đường uống thành 2 lần trong ngày sau bữa ăn 30 phút để điều trị bệnh kinh nguyệt không đều. Liệu trình áp dụng liên tiếp trong vòng 5- 7 ngày.

Điều trị phụ nữ mang thai bị chứng đau bụng, ra máu

Lá ngải cứu 16gr và lá tía tô 16gr đem sắc với 1 lít nước đến khi còn 1 nửa, chia đều 2 bữa uống trong ngày để điều trị phụ nữ mang thai bị chứng đau bụng, ra máu. Áp dụng liên tiếp trong vòng 4- 5 ngày để mang lại hiệu quả cao nhất.

Làm lành vết thương

100g lá ngải cứu tươi đem rửa sạch, giã nát với 1/3 thìa cà phê muối đem đắp lên vết thương có tác dụng giúp cầm máu và giảm đau nhức. Chú ý trước khi đắp nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị thương bằng nước muối pha loãng để tránh nhiễm khuẩn sâu hơn.

Trị mụn, mẩn ngứa và làm trắng da

100g lá ngải cứu tươi đem rửa sạch, giã nát đắp lên mặt, để 20 phút rồi rửa sạch, có tác dụng trị mun và có làn da trắng hồng. Chú ý mỗi tuần chỉ đắp 2 lần và cần vệ sinh sạch sẽ da mặt trước khi đắp

Trị đau thần kinh tọa, buốt nhức khớp xương, hoa mắt đâu đầu

300gr cây ngải cứu tươi đem giã nát, chắt thêm nước, cho thêm mật ong khoảng 2 muỗng, chia đều 2 bữa uống trong ngày để trị đau thần kinh tọa, buốt nhức xương khớp, hoa mắt, đau đầu. Chú ý uống khi nước còn ấm sau bữa ăn 30 phút để mang lại hiệu quả cao nhất.

Trị đau đầu

100g lá rau ngải cứu tươi đem rửa sạch, giã nát, thêm 2 quả trứng khuấy đều áp chảo ăn  hàng ngày sẽ giúp lưu thông máu lên não, trị bệnh đau đầu hiệu quả.

Chữa suy nhược cơ thể

Cây ngải cứu 250gr, câu kỷ tử 20gr, đinh quy 10gr, lê 2 quả, 1 con gà ác (hoặc gà ri) nặng 150gr đem ninh nhừ dùng để ăn 2 bữa một tuần có tác dụng chữa suy nhược cơ thể.

Trị bệnh phụ khoa

100g lá cây ngải cứu đem rửa sạch, đun nước dùng rửa vùng kín hàng ngày có tác dụng trị bệnh phụ khoa hiệu quả. Áp dụng liên tiếp trong vòng 1 tuần để mang lại hiệu quả cao nhất.

Những trường hợp cần hạn chế sử dụng ngải cứu

  • Phụ nữ có thai không nên ăn ngải cứu quá nhiều sẽ tăng có bóp cổ tử cung, bị ra máu dễ dẫn tới sinh non hoặc sảy thai.
  • Người bị viêm gan cần tránh ăn ngải cứu vì trong ngải cứu có chứa các hoạt chất khi đi vào gan sẽ gây rối loạn chức năng
  • Người bị xơ vữa động mạch vành, bệnh sỏi thận,… hạn chế ăn ngải cứu

Trên đây là các công dụng trị bệnh của vị thuốc đông y cây ngải cứu mọi người có thể tham khảo tìm hiểu thêm nhé.

Share this post