1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 3,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

VỊ THUỐC QUÝ TỪ CÂY VÀNG ĐẮNG

Vàng đắng là cây thảo dược quý có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt và giải độc. Điều chế ra hoạt chất Berberine, có hoạt tính kháng sinh chống viêm, đã giúp dập tắt dịch tả lỵ ở nước ta trong những năm đầu 1970.  Thảo dược này còn được dân gian sử dụng để điều trị chứng kiết lỵ, viêm phế quản, lở ngứa ngoài da, kẽ chân ngứa, chảy nước và bệnh đau mắt đỏ. Bạncùng tôi tìm hiểu về cây Vàng đắng này nhé!

Mô tả dược liệu Vàng đắng

Tên gọi khác:   Vàng đằng, Hoàng đằng lá trắng, Dây đằng giang.

Tên khoa học: Coscinium fenestratum (Goetgh.) Colebr) thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae),

Đặc điểm thực vật:

Dược sĩ CKI Nguyễn Quốc Trụng giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM  cho biết, Cây vàng đắng là loại dây leo to, có phân nhánh, bò hay leo lên những cây gỗ cao.

Thân hình trụ, dài tới 5-15m, đường kính 5 – 10cm. Thân to, màu vàng, xù xì, có đoạn có chỗ u phình to tròn và mắt (vết tích của cuống lá).

Vỏ thân nứt nẻ, màu xám trắng. Cành non, mặt dưới lá, cụm hoa và quả đều có phủ một lông mền màu trắng bạc.

Lá đơn nguyên, so le, có cuống, hình tim, đầu lá thuôn nhọn, gân lá hình chân vịt, mặt trên lá màu xanh lục. Phiến dài 12-25cm, rộng 5-15cm, cuống lá dài 5-14cm, phình và cong ở gốc, hơi đính vào trong phiến lá.

Hoa có màu trắng, phớt tím, mọc thành xim ở kẽ lá. Có cuống hoa ngắn. Rễ hình trụ, mặt ngoài màu vàng, cắt ngang có hình giống bánh xe với những tia tủy hình nan hoa.

Quả: hạch hình cầu, đường kính 2-3cm. Mùa hoa, quả: từ tháng 1-5.

Cây vàng đắng

*Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang nhiều ở vùng núi miền Đông Nam Bộ, nam Trung bộ, Tây Nguyên, thường thấy ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai…  còn tìm thấy mọc nhiều ở Lào, Campuchia.

Thu hái gần như quanh năm. Hái về thái mỏng phơi, sấy khô. Không cần chế biến gì khác.

Bộ phận dùng:

Thân và rễ cây (Caulis et Radix Coscinii) hái quanh năm, cắt thành đoạn 10 – 12cm, phơi hoặc sấy khô. Có thể chiết xuất ra Berberine.

Thành phần hóa học:

Trong thân và rễ Vàng đắng chứa nhiều ankaloid dẫn xuất của isoquinoline chủ yếu là Berberin. 

Tỷ lệ Berberin chiếm từ 1.5 đến 2- 3%.

Tác dụng – Công dụng: 

* Theo tác dụng Y học hiện đại 

  1. Tác dụng kháng khuẩn

Thử nghiệm bằng phương pháp pha loãng hệ nồng độ thuốc trong môi trường nuôi cấy, Berberin chlorid có tác dụng ức chế một số vi khuẩn như:  Streptococcus hemolyticus, Pneumococcus, Vibrio cholerae. Staphylococcus aureus. Shigella flexneri, Bacillus diphtheriae. Bacillus proteus. E.coli, Salmonella typhi.

  1. Tác dụng diệt lỵ Amip: Có tác dụng diệt AmipEntamoeba histolytica.
  2. Tác dụng lợi mật: Thí nghiệm gây mê trên mèo với Berberin liều 0.25 mg/kg làm tăng sự tiết mật, đặc biệt ở thời gian đầu.
  3. Các tác dụng khác:
  • Được thử nghiệm trên chó với 19mg/kg bằng đường tiêm tĩnh mạch. Berberine có tác dụng tăng khả năng thực bào của bạch cầuđối với tụ cầu khuẩn vàng (Staphylococcus aureus), bảo vệ được con vật khỏi tử vong do nhiễm trùng huyết tụ cầu khuẩn vàng trong thực nghiệm.
  • Với liều nhỏ Berberine gây kích thích tim, làm giãn động mạch vành tim và các mạch máu nội tạng, gây hạ huyết áp.

*Theo tác dụng Đông y

Vàng đắng có vị đắng, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng.

* Công dụng và liều dùng

Thường dùng thân và rễ cây làm thuốc trị sốt, chữa sốt rét, chữa lỵ, đau mắt, dùng dạng thuốc bột hay thuốc viên, ngày uống 4 – 6g.

Dùng làm nguồn nguyên liệu chiết xuất Berberin để chữa ỉa chảy, lỵ trực khuẩn, viêm ruột, vàng da, sốt rét, hạ sốt, kém tiêu hóa, đau mắt. ngày uống 0.2 – 0.6g dưới dạng thuốc viên.

Ngoài ra còn dùng chữa bệnh về gan, mật, vàng da, ăn uống khó tiêu; hoặc pha dung dịch 0,5-1% dùng để nhỏ măt, chữa đau mắt hay để rửa mắt.

Một số bài thuốc quý từ Cây Vàng Đắng

Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng vàng đắng dược liệu để điều chế thành nhiều bài thuốc dân gian khác nhau Vàng đắng có tính lạnh, vị đắng, quy vào kinh Can, Phế, Tỳ. Theo Đông y, vàng đắng có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, được chỉ định điều trị tiêu chảy, kiết lỵ, viêm ruột, tiêu hóa kém, sốt rét, viêm tai, lở ngứa ngoài da.

  1. Chữa trị viêm phế quản, hội chứng lỵ, bạch đới, viêm tai trong và viêm đường tiết niệu

Gồm: Hoàng đằng, Huyết dụ và mộc thông  mỗi vị 10 – 12g.

Đem sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang cho đến khi khỏi bệnh.

2.Chữa trị viêm ruột, viêm dạ dày:  lấy 4 – 12g rễ vàng đắng sắc uống mỗi ngày.

 

3.Chữa trị đau mắt sưng đỏ: 8g vàng đắng, kinh giới, bạch chỉ, phòng phong, long đởm thảo, cúc hoa mỗi vị 4g, mộc thông 9g, 2g cam thảo.

Đem sắc nước uống liên tục trong 3 – 5 ngày.

4.Chữa trị viêm tai có mủ: Vàng đắng xay thành bột, lấy khoảng 20g và Phèn chua 10g tán nhuyễn, trộn đều và thổi vào tai. Ngày làm 2 – 3 lần liên tục trong vài ngày.

5.Chữa trị tiêu chảy, kiết lỵ:

Bột vàng đắng, mức hoa trắng hoặc cao cỏ sữa lá lớn trộn đều làm thành viên hoàn

Uống hàng ngày

6.Chữa trị kẽ chân viêm, ngứa và chảy nước

Vàng đắng từ 10 -20g. Kha tử 10g

Đem các vị giã nát, sắc đặc và dùng nước để ngâm chân từ 1 – 2 lần/ ngày.

7.Chữa trị trẻ em nóng trong người khiến da nổi mụn nhiều

Chuẩn bị: vàng đắng 1 ít.

Thực hiện: Nấu nước và tắm từ 1 – 2 lần/ngày cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

  1. Bài thuốc chữa mắt sưng đỏ và có màng

Chuẩn bị: 4 hoàng đằng và1 ít phèn chua và

Thực hiện: Các dược liệu Tán nhỏ, sau đó đem chưng cách thủy và gạn lấy nước, nhỏ mắt.

Lưu ý: Chỉ thực hiện khi có sự cho phép và chỉ dẫn của bác sĩ.

  1. Bài thuốc chữa viêm ruột kiết lỵ

Chuẩn bị: Vàng đắng 14g. Lá mơ 20g và cỏ sữa lá lớn 20g

Thực hiện: Đem các vị sắc uống.

 Lưu ý khi sử dụng:

– Không nên sử dụng dược liệu cho người có huyết hàn hoặc mắc các bệnh do hàn.

– Nên dùng dược liệu còn mới, không bị nấm, mốc để đảm bảo tác dụng chữa bệnh.

– Vàng đắng có thể được dùng để chế thành thuốc nhỏ mắt dưới dạng dung dịch 0,5% đến 1%. để chữa trị viêm kết mạc. Chỉ nên thực hiện bài thuốc này khi có sự cho phép và chỉ dẫn của bác sĩ.

Theo các bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết thêm, từ tác dụng và công dụng của Vàng đằng chứa hoạt chất Berberine chữa trị được chứng kiết lỵ, tả, lợi mật viêm tai có mủ, viêm phế quản, tiêu chảy, viêm kết mạc… Hiện nay vẫn còn ít nghiên cứu về liều lượng cũng như thời gian điều trị. Người dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa YHCT trước khi sử dụng để điều trị tại nhà. /.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Share this post