1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 3,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Xông thuốc trị cảm: quen thuộc, dễ thực hiện và hiệu quả!

Từ lâu, việc giải cảm bằng xông thuốc đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho các gia đình.

 

noi-xong

Nồi xông gồm những nguyên liệu “hạt dẻ”

Liệu pháp chữa bệnh của dân gian

Như chúng ta đã biết, việc xông hơi trị cảm đã được áp dụng khá rộng rãi trong dân gian, nhất là những gia đình ở nông thôn. Đây là phương pháp trị bệnh hiệu quả, tiết kiệm và nhanh chóng với những nguyên liệu quen thuộc trong đời sống hằng ngày.

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của thuốc tây, các phương pháp trị bệnh dân gian đã phần nào được… quên lãng! Tuy nhiên, những bài thuốc xông hơi trị cảm vẫn không thể nào thay thế được trong đời sống hiện đại. Các liều thuốc tây y tuy phát huy hiệu quả trong việc chữa trị bệnh trong thời gian ngắn nhất, tiết kiệm thời gian điều trị, tái khám nhưng vẫn không thể tránh khỏi những tác dụng phụ không mong muốn. Giải pháp lâu dài cho vấn đề này chính là tìm tới những bài thuốc dân gian từ xưa đến nay.

Những nguyên liệu quen mặt

Việc làm một nồi thuốc xông trị cảm bằng những nguyên liệu thiên nhiên là điều cực dễ và gần như có thể thực hiện đối với tất cả mọi người. Ở nông thôn, những nguyên liệu này gần như xuất hiện hằng ngày. Ở thành thị, các bạn có thể tìm đến những chợ, những cửa hàng chuyên bán thuốc xông trị cảm.

Xông hơi bằng dược liệu thường được áp dụng cho các bệnh thường gặp như viêm mũi họng do vi khuẩn, virus; cảm lạnh, sốt do thay đổi thời tiết… Đặc biệt, nếu nhanh chóng áp dụng ngay những ngày đầu bị bệnh, bạn hoàn toàn có thể đẩy lùi bệnh tật chỉ sau 1 – 2 lần xông.

Theo các giảng viên trường Cao đẳng Y Dược TPHCM, để thực hiện một nồi xông dược liệu, chúng ta cần:

– Lá tre: chứa các chất có tính kháng sinh thực vật, hạ nhiệt, an thần.

– Lá bưởi: có chứa alpha-pinen, limonene alpha-terpineol… là các tinh dầu đặc trưng của lá bưởi, có tác dụng giảm đau, hạ nhiệt, giảm ho, sát trùng vùng mũi họng.

– Cây kinh giới: tinh dầu trong kinh giới có tác dụng kháng khuẩn, chống co thắt, giảm đau, gây ra mồ hôi.

– Cây bạc hà: chứa tinh dầu menthol, α – β pinen, neomenthol… có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, loãng đờm.

– Cây hương nhu trắng (hoặc tím): chứa tinh dầu eugenol và methyl eugenol có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, hạ nhiệt, giảm đau.

– Lá ngũ trảo: có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm, gây ra mồ hôi.

– Cành và lá cây hoắc hương: có tinh dầu sesquiterpen, mùi hương đặc trưng là patchouli alcol và norpatchoulenol… ức chế sự phát triển của tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ, giảm tình trạng viêm cấp.

– Cây sả: có tinh dầu citral, geraniol… có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống ho, hạ nhiệt.

– Gừng: tinh dầu gừng có tác dụng giảm đau, chống co thắt cơ trơn, giảm đau, giảm ho, chống nôn.

Tuy nhiên, một nồi xông lá thuốc không nhất thiết phải có đầy đủ những nguyên liệu nêu trên, tùy vào tình hình địa phương và tình trạng sức khỏe mà chúng ta có thể gia giảm, điều chỉnh cho phù hợp.

xong-hoi-tri-cam

Bạn sẽ phải “ngạc nhiên” sau một lần xông

Nấu một nồi xông như thế nào?

Có lẽ đây là băn khoăn lớn nhất của các chị em. Việc chuẩn bị nguyên liệu là quan trọng nhưng làm thế nào để các nguyên liệu phát huy tác dụng của mình càng quan trọng hơn. Về cơ bản, việc thực hiện một nồi xông lá không quá khó, không đòi hỏi bạn phải là một người đầu bếp khéo tay nhưng lại đòi hỏi cao ở mặt tỉ mỉ.

Trước tiên, bạn cần rửa thật sạch các nguyên liệu. Chú ý các nguyên liệu khi chuẩn bị xông cần phải tươi và là nguyên liệu sạch, không chứa chất bảo quản hay hàm lượng thuốc trừ sâu quá quy định. Đối với các bạn ở thành thị, việc truy xuất nguồn gốc nguyên liệu là một vấn đề nhiều thử thách.

Sau khi rửa sạch và để ráo nguyên liệu, bạn cho tất cả vào một nồi lớn, cho nước vừa xăm xắp và tiến hành đun. Đến khi nước nóng và tỏa ra mùi thơm là lúc bạn có thể xông được.

Để tiến hành xông, bạn cần một chiếc khăn lớp, trùm kín đầu khi xông. Nên giữ khoảng cách giữa mặt và nồi xông hợp lí, hé nắp từ từ tránh để hơi nóng gây bỏng. Qúa trình xông kéo dài trong 10 – 15 phút. Sau khi kết thúc xông, bạn nên lau người bằng khăn, thay quần áo và tránh nơi có thể. Đặc biệt, không nên tắm ngay sau khi kết thúc việc xông hơi.

Như vậy, bằng một ít thời gian chuyên mục Cẩm nang sức khỏe đã mang đến một phương pháp trị cảm vô cùng hiệu quả và đơn giản. Tuy nhiên, việc chữa bệnh không bằng phòng bệnh, hi vọng các bạn biết cách giữ gìn và bảo vệ sức khỏe của mình hằng giờ, hằng ngày.

Nguồn: https://duochocvietnam.edu.vn

Share this post