1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Chloramphenicol Thuốc điều trị nhiễm khuẩn và những lưu ý khi sử dụng

Chloramphenicol là thuốc kháng sinh thường được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn nặng như thương hàn, phó thương hàn, nhiễm khuẩn đường ruột và một số bệnh nhiễm khuẩn khác.

 

Chloramphenicol Thuốc điều trị nhiễm khuẩn

1. Chloramphenicol là thuốc

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM giảng viên Trường Cao đẳng Dược cho biết: Chloramphenicol là kháng sinh tự nhiên được phân lập từ khuẩn Streptomyces venezuelae, có tác dụng kìm khuẩn ở liều điều trị thông thường và diệt khuẩn ở liều cao hoặc những vi khuẩn có độ nhạy cảm cao. Tuy nhiên, Chloramphenicol được sản xuất trên thị trường hiện nay bằng phương pháp tổng hợp đáp ứng cho nhu cầu điều trị các nhiễm khuẩn trong lâm sàng.

Tác dụng kiềm khuẩn của Chloramphenicol thông qua cơ chế là ức chế tổng hợp protein của những vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn vào tiểu thể 50S của ribosom của vi khuẩn.

Ngoài ra, Chloramphenicol cũng ức chế sử tổng hợp protein ở những tế bào tăng sinh nhanh của động vật có vú, gây ức chế tổng hợp protein trong ty thể các tế bào tủy xương có hồi phục.

Chloramphenicol còn có hoạt tính ức chế miễn dịch nếu cho dùng toàn thân trước khi kháng nguyên kích thích cơ thể nhưng đáp ứng kháng thể không bị ảnh hưởng khi dùng Chloramphenicol sau kháng nguyên.

Phổ kháng khuẩn:

 Chloramphenicol là kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng trên nhiều chủng vi khuẩn như:

  • Vi khuẩn Gram dương: Các tụ cầu Gram dương như Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus aureus; Các liên cầu như Staphylococcus pneumoniae, Staphylococcus pyogenes, Streptococci viridans nhạy cảm với thuốc; Cầu khuẩn ở ruột như Enterococcus faecalis; Các trực khuẩn Gram dương như Bacillus anthracis, Corynebacterium diphtheriae và một số chủng kỵ khí như Peptococcus, Peptostreptococcus spp. thường nhạy cảm.
  • Vi khuẩn Gram âm: Cầu khuẩn Gram âm như Neisseria gonorrhoeae, Neisseria meningitidis; Các vi khuẩn kỵ khí và ưa khí Gram âm như Haemophilus influenzae; Các chủng vi khuẩn họ Enterobacteriaceae có độ nhạy cảm rất khác nhau như Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Salmonella, Shigella. Pseudomonas aeruginosa thường kháng thuốc nhưng Burkholderia spp. có nhạy cảm. Một số chủng Gram âm kỵ khí nhạy cảm bao gồm Clostridium spp., Bactemides fragilis, Veillonella và Fusobacterium spp; Các chủng vi khuẩn Gram âm khác như Bordetella pertussis, Brucella abortus, Campylobacter spp., Legionella pneumophila, Pasteurella, Vibrio spp.
  • Các chủng vi khuẩn nhạy cảm khác bao gồm Actinomyces spp., Leptospira spp., Treponema pallidum, Chlamydiaceae, Mycoplasma spp., và Rickettsia spp.
  • Chloramphenicol không có tác dụng trên protozoa, nấm, và virus.

Hiện tượng đề kháng:

Do Chloramphenicol được đưa vào sử dụng trên lâm sàng đã rất lâu nên hiện nay phần lớn các chủng vi khuẩn gây bệnh đã kháng với Chloramphenicol hay các thuốc nhóm Phenicol với tỷ lệ cao. Bên cạnh đó, thuốc Chloramphenicol lại có độc tính nghiêm trọng trên tạo máu dẫn đến hiện tại thuốc không còn được sử dụng phổ biến trên lâm sàng.

Ở Việt Nam, nhiều vi khuẩn có sự kháng thuốc cao với Chloramphenicol như Escherichia coli, Shigella flexneri, Enterobacter spp., Staphylococcus aureus, Salmonella typhi, Streptococcus pneumoniae và Streptococcus pyogenes.

Dược động học:

Chloramphenicol được hấp thu tốt qua đường tiêu hoá. Sau khi uống liều 1 g Chloramphenicol, nồng độ đỉnh trong huyết tương trung bình đạt khoảng 11 microgam/ml trong vòng 1 đến 3 giờ.

Chloramphenicol gắn kết với protein huyết tương khoảng 60%. Cloramphenicol tự do được phân bố khắp nơi trong cơ thể như các mô cơ thể, dịch, nước bọt, dịch cổ trướng, dịch màng phổi, hoạt dịch, thủy dịch và dịch kính. Nồng độ Cloramphenicol phân bố cao nhất trong gan và thận. Nồng độ thuốc có trong dịch não – tủy khoảng 21 – 50% so với nồng độ trong huyết tương ở người bệnh không bị viêm màng não và khoảng 45 – 89% so với nồng độ trong huyết tương ở người bệnh bị viêm màng não.

Chloramphenicol chuyển hoá chủ yếu ở gan bởi enzyem glucuronyl transferase.  Chloramphenicol được thải trừ qua nước tiểu khoảng 68 – 99% so với một liều uống trong 3 ngày. Trong đó, có khoảng 5 – 15% so với liều dùng thải trừ dưới dạng không đổi trong nước tiểu ở cầu thận và phần còn lại thải trừ qua ống thận dưới dạng chất chuyển hóa không còn hoạt tính. Một lượng nhỏ Chloramphenicol được bài tiết trong mật và phân dưới dạng không đổi. Thời gian bán thải của Chloramphenicol là 1,5 – 4,1 giờ ở người lớn có chức năng gan và thận bình thường.

2.Dạng thuốc và hàm lượng của Chloramphenicol

Chloramphenicol được sản xuất trên thị trường với dạng Cloramphenicol hay Cloramphenicol palmitat hoặc Cloramphenicol natri succinat với hàm lượng là:

  • Viên nén 250mg Cloramphenicol hay Cloramphenicol palmitat
  • Viên nang 250mg, 500mg Cloramphenicol hay Cloramphenicol palmitat
  • Thuốc bột pha tiêm: Lọ 1000mg Cloramphenicol natri succinat.
  • Thuốc nhỏ mắt 0,4% chứa 32mg Cloramphenicol: Lọ 10 ml, 8ml, 5ml.
  • Thuốc mỡ tra mắt 1% chứa 50mg Cloramphenicol/tuýp 5 g.
  • Thuốc kem bôi da 1%, chứa 50mg Cloramphenicol/tuýp 5 g.

Brand name:

Generic: Clornicol 250, Cloramfenicol 0,4%, Polytincol – 5ml, Clorocid 0,25g, Cloramphenicol 250 mg, Cloramphenicol 250 mg TW25, Cloramphenicol 1g, Cloromycetin 0,25g, Clorocid TW 3 250mg, Tifocap 250, Cloramphenicol 250, Clorocid 250 mg, Cloramphenicol 0,4%, Chloramphenicol 250mg, Chloramphenicol 250 mg, Chlorlife, Chloramphenicol Sodium, Clorocid TW3, Chloramphenicol Sodium Succinate For Injection, Mifanicol 0,4%, Cloraxin 0,4%, Bidisidol, Chloramphenicol 1g, Chloramphenicol 5%.

3.Thuốc Chloramphenicol được dùng cho những trường hợp nào

Điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm như sốt thương hàn, phó thương hàn, nhiễm salmonella, lỵ, nhiễm brucella, nhiễm trùng tiểu, viêm phổi, viêm loét đại tràng, viêm ruột, viêm màng não, bệnh hoa liễu

Điều trị bệnh lý nhiễm khuẩn do nhiễm Rickettsia như bệnh sốt đốm.

Điều trị bệnh lý nhiễm trùng ở mắt như viêm mí mắt, đau mắt hột, zona mắt.

Phòng ngừa nhiễm khuẩn trước và sau phẩu thuật ngoại khoa hoặc  phòng ngừa nhiễm khuẩn do bỏng hóa chất và các loại bỏng khác.

4.Cách dùng – Liều lượng của Chloramphenicol

  • Cách dùng: Tuỳ dạng thuốc Chloramphenicol có thể dùng đường uống sau bữa ăn hoặc đường tiêm hoặc nhỏ mắt hoặc tra mắt hoặc bôi ngoài da.
  • Liều dùng đường uống:
  • Người lớn: Uống 250mg/lần x 4 lần/ngày. Liều tối đa 2g/ngày.
  • Trẻ em: Uống 50 mg/kg/ngày. Chia thành 4 lần bằng nhau uống trong ngày.
  • Trẻ nhỏ trên 5 tháng tuổi: Uống 25mg/kg/ngày. Chia thành 4 lần bằng nhau uống trong ngày.

Tóm lại, tuỳ thuộc vào tuổi, tình trạng, mức độ diễn tiến của bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về liều dùng cụ thể, cách dùng và liệu trình điều trị để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.

Cách dùng và Liều lượng của Chloramphenicol

5.Cách xử lý nếu quên liều thuốc Chloramphenicol

Nếu người bệnh quên một liều Chloramphenicol nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến giờ uống của liều thuốc tiếp theo, chỉ cần dùng liều thuốc tiếp theo vào đúng giờ đã lên kế hoạch.

6.Cách xử lý khi dùng quá liều thuốc Chloramphenicol?

Người bệnh dùng quá liều Chloramphenicol thường có triệu chứng lâm sàng như thiếu máu, hạ thân nhiệt, hạ huyết áp và nhiễm toan chuyển hóa.

Xử lý khi quá liều: Nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào do dùng thuốc quá liều, phải ngừng thuốc và đưa đến cơ sở y tế để theo dõi và điều trị triệu chứng. Loại thuốc ra khỏi đường hoá bằng biện pháp thích hợp. Đồng thời theo dõi chặc chẻ công thức máu và chức năng thận.

7.Những lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Chloramphenicol

Thuốc Chloramphenicol không được dùng cho những trương hợp sau:

  1. Người có tiền sử mẫn cảm với Chloramphenicol hoặc các phenicol khác hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  2. Người bị ức chế tủy xương, suy tuỷ xương.
  3. Người giảm bạch cầu và tiểu cầu.
  4. Phụ nữ có thai
  5. Phụ nữ cho con bú.
  6. Trẻ em dưới 5 tháng tuổi.
  7. Người bị bệnh gan, thận nặng.
  8. Người rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp
  9. Người bị bệnh máu nghiêm trọng do vấn đề ở tủy xương

Thận trọng khi sử dụng thuốc Chloramphenicol cho những trường hợp sau:

  • Lưu ý không được dùng Chloramphenicol để điều trị những nhiễm khuẩn thông thường như cảm lạnh, cúm, nhiễm khuẩn họng và không dùng làm thuốc dự phòng nhiễm khuẩn.
  • Thận trọng với những phản ứng ADR nghiêm trọng khi dùng Chloramphenicol, vì có thể gây tử vong, cần theo dõi khám nghiệm lâm sàng và xét nghiệm thích hợp trong khi điều trị.
  • Thận trọng khi dùng Chloramphenicol ở người có bệnh lý về máu. Phải ngừng sử dụng Chloramphenicol khi xảy ra giảm bạch cầu, giảm hồng cầu lưới, giảm tiểu cầu, thiếu máu hoặc các bất thường về công thức máu khác được nghi ngờ do sử dụng Chloramphenicol.
  • Thận trọng khi dùng Chloramphenicol ở người có bệnh lý về thính giác. Phải ngừng sư dụng Chloramphenicol khi xảy ra viêm dây thần kinh thị giác hoặc viêm dây thần kinh ngoại biên.
  • Thận trọng khi dùng Chloramphenicol ở người suy thận hoặc suy gan. Cần theo dõi và và giảm liều lượng theo tình trạng bệnh.
  • Lưu ý với phụ nữ có thai, Chloramphenicol phân bố  được vào nhau thai, gây độc với thai nhi như gây hội chứng xám ở trẻ đẻ non và trẻ sơ sinh khi dùng Chloramphenicol. Khuyến cáo không sử dụng Chloramphenicol trong thời kỳ mang thai.
  • Lưu ý với phụ nữ cho con bú, Chloramphenicol có bài tiết qua sữa mẹ. Khuyến cáo không dùng thuốc Chloramphenicol ở người mẹ đang cho con bú.
  • Cần thận trọng với người đang lái xe và vận hành máy móc, vì thuốc Chloramphenicol có thể gây ra tác dụng không mong muốn như mệt mỏi.

Lưu ý thận trọng khi sử dụng

 

8.Thuốc Chloramphenicol gây ra tác dụng phụ nào

1.Thường gặp: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ban da.

 

2.Ít gặp: Mày đay, ngứa, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, giảm hồng cầu có thể phục hồi, thiếu máu.

 

3.Hiếm gặp: Mệt mỏi, vã mồ hôi, liệt cơ mắt, lú lẫn, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu không tái tạo, viêm dây thần kinh thị giác, viêm dây thần kinh ngoại biên.

Trong quá trình điều trị bằng thuốc Chloramphenicol, người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Chloramphenicol, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ tư vấn để xử trí kịp thời.

9.Chloramphenicol tương tác với các thuốc nào

  • Sulfamid hạ đường huyết, dicumarol, phenytoin, clopropamid, tolbutamid và thuốc kháng vitamin K: Cloramphenicol làm tăng tác dụng của các thuốc này khi được dùng chung.
  • Phenobarbital, Rifampin: Các thuốc này làm giảm nồng độ Chloramphenicol trong huyết tương khi được kết hợp đồng thời.
  • Thuốc gây suy giảm tủy xương: Làm tăng tác dụng gây suy giảm tủy xương khi dùng đồng thời Chloramphenicol. Tránh phối hợp chung.
  • Vitamin B12, acid folic và thuốc có chứa sắt: Chloramphenicol làm giảm tác dụng của vitamin B12, acid folic và thuốc có chứa sắt khi được dùng chung.

Tóm lại, tương tác thuốc có thể làm thay đổi tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm tăng tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và thông báo những loại thuốc đang dùng có nguy cơ để sử dụng thuốc an toàn và đạt hiệu quả.

10.Bảo quản Chloramphenicol như thế nào

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Chloramphenicol được bảo quản thuốc theo hướng dẫn khuyến cáo của nhà sản xuất. Nhiệt độ bảo quản dưới 30°C, tránh ẩm, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời để đảm bảo giữ chất lượng thuốc.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Tài liệu tham khảo:

  1. Drugs.com: https://www.drugs.com/cdi/chloramphenicol.html
  2. Medicines.org.uk: https://www.medicines.org.uk/emc/product/12893/smpc

 

Xem thêm: duochocvietnam.edu.vn

Share this post