1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Thất diệp nhất chi hoa cây thuốc quý hiếm cần được bảo tồn phát triển

Thất diệp nhất chi hoa là một loại thảo dược đang nhận được rất nhiều sự quan tâm với tác dụng thanh nhiệt giải độc, chữa trị trong trường hợp bị rắn độc hoặc côn trùng cắn, còn thường được người dân dùng để trị các loại viêm da, mụn nhọt, viêm tuyến vú ở vùng núi phía bắc Việt Nam. Không những thế công dụng của thảo dược này ngày càng được phổ biến rộng rãi và được nghiên cứu trong chữa trị ung thư.

Hãy cùng Dược sĩ Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiều về loài thảo dược này nhé!

Thất diệp nhất chi hoa

1.Thất diệp nhất chi hoa là gì 

Thảo dược này có tên gọi là bảy lá một hoa.

Tên gọi khác: Độc cước liên, Thảo hà xa. Tảo hưu, thiết đăng đài, chi hoa đầu,

Tên khoa học Paris polyphylla Sm, họ hành tỏi (Liliaceae Trilliaceae).

1.1. Mô tả thực vật:

Cây thảo nhỏ, sống nhiều năm, cao 30-100cm, Thân thẳng đứng, không phân nhánh,màu xanh lục

Giữa thân có một tầng lá mọc vòng khoảng 5 -8 lá, thường là 7 lá. ở 2/3 trên. hình trái xoan ngược, hình dạng giống hình trứng – bầu dục hoặc hình mác thuôn, lá rộng 5-5cm, dài 5-17 cm. gốc tròn hoặc hình tim, đầu nhọn, mép nguyên, măt dưới màu lục nhạt hoặc hơi tím đỏ, có 3 gân, cuống lá dài.

Thân rễ dài khoảng 9-15cm, có nhiều đốt, khó bẻ. Gốc cây có một số lá bị thoái hóa thành vảy mỏng bao quanh lấy gốc.

Hoa mọc đơn độc ở ngọn thân, mọc trên một trục cao 70-80 cm, cách tầng lá khoảng 15-30cm. Lá đài khoảng 6-10 lá, dài khoảng 2-7cm, mọc rời, màu xanh giống như lá.

Quả màu tím đen mọng, cao 3cm, hạt to màu vàng.

Ra hoa tháng 2-6, quả tháng 3-12.

1.2.Phân bố, thu hái, chế biến

Đây là loài cây ưa ẩm và bóng râm, thường mọc nơi đất ẩm, nhiều mùn, rải rác dưới tán rừng kín thường xanh, dọc các bờ khe suối. Hàng năm vào cuối mùa thu phần thân trên mặt đất lụi. Thân rễ mang 1 đến 2 chồi ngủ qua mùa đông và mọc lại vào giữa mùa xuân năm sau.

 Trong tự nhiên, thường những cây lớn với chiều dài thân rễ trên 5 cm mới thấy có hoa quả.

Cây được tìm thấy nước ta tại:Lào Cai (Sapa), Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Nội (Ba Vì), Hòa Bình (Đà Bắc)… Trên thế giới, cây phân bố ở các nước Đông Nam á, Trung Quốc, Ấn Độ, Nê Pan…

Thu hái chế biến: Thường dùng thân rễ, có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu đông.

Sau khi thu hái, thân rễ rửa sạch, để nguyên đem phơi hoặc thái mỏng rồi phơi khô .

Hoa của Thất diệp nhất chi hoa

2.Bộ phận dùng

Thân rễ – Rhizoma Paridis Chinensis, thường gọi là Tảo hưu hay Thất diệp nhất chi hoa.

3.Thành phần hóa học

Trong thân rễ có chất glucozit: là paridin và paristaphin

Khi thủy phân paridin cho ra được glucoza và chất nhựa paridol. thủy phân paristaphin sẽ cho ra glucoza và paridin

4.Tác dụng dược lý

* Theo y học cổ truyền

Theo đông y, thảo dược này có vị đắng, hơi cay, tính hơi hàn, có độc, vào kinh can.

Tác dụng chủ yếu của nó là phong định kinh, hoạt huyết tán ứ, tiêu thũng, thanh nhiệt, giải độc.

Theo dân gian, vị tảo hưu có vị ngọt, hơi cay, tính bình không độc.

Tác dụng chính của nó là thanh nhiệt giải độc, chữa sốt và rắn độc, mụn nhọt, viêm tuyến vú, ho lao, ho lâu ngày, hen suyễn. sốt rét,

4.1. Tác dụng chống lão hóa

Theo nghiên cứu của ông Shen S và cộng sự năm 2018 từ lá thảo dược trên chuột nhắt trắng bị lão hóa thấy có thể hiện sự ngăn cản tạo thành malondialdehyde (MDA) và cải thiện nồng độ các enzym , có khả năng chống oxi hóa tổng (TAOC) trong huyết thanh và trong gan chuột. Kết quả cho thấy tiềm năng của polysaccharide từ lá thất diệp nhất chi hoa chống lão hóa

4.2. Tác dụng chống ung thư

 Được sử dụng trong dân gian như một vị thuốc trị ung thư. Theo kết quả nghiên cứu của ông Chen Tiezhu và cộng sự năm 2019 cho thấy hoạt chất paris saponin H ức chế sự phát triển của khối u ghép dị loài in vivo và  ngăn chặn sự phát triển của tế bào HCC thông qua làm giảm biểu hiện β-catenin in vitro, nên thảo dược này là ứng viên tương lai để điều trị ung thư biểu mô tế bào gan trên lâm sàng.

Ngoài ra, các nghiên cứu khác ở Trung Quốc cũng kết luận rằng cao nước thảo dược này có tác dụng chống đột biến ở mức vừa đối với đột biến gây ra bởi benzo (a) pyren và acid picrolonic

 4.3. Tác dụng khác

Thất diệp nhất chi hoa còn có các tác dụng sau:

  • Thân rễ chữa sốt, sốt rét cơn, ho lao, ho lâu ngày, hen suyễn, chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, sốt rét.
  • Viêm não truyền nhiễm.
  • Rắn độc cắn và sâu bọ đốt.
  • Quai bị ,Viêm phổi, lòi dom ở trẻ em.
  • Ở Nepal và Ấn Độ, người dân còn dùng để trị giun sán, dùng bột thân rễ mỗi lần một thìa cà phê, ngày một lần, sử dụng trong hai ngày
  • Chữa viêm, sưng tấy dùng rễ giã với củ Nam tinh đắp lên.

5.Công dụng

Theo Y học cổ truyền cây : Tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng viêm (trong trường hợp rắn độc cắn)..

Ngày dùng 6-15g. dưới dạng thuốc sắc.

Dùng chữa ngoài da thì dã nát đắp lên chỗ sưng tấy không kể liều lượng.

Chữa rắn cắn, mụn nhọt: dùng Tảo hưu giã nát với giấm sau đó đắp lên vùng da bị rắn cắn, mụn nhọt

6. Một số bài thuốc có Thất diệp nhất chi hoa

6.1. Chữa trị trẻ em kinh sài, tay chân co giật

Dùng 0,5 – 1 g bột thân rễ thảo dược này uống, ngày 4 – 5 lần.

6.2. Chữa trị trẻ em quai bị, sốt cao co giật, hoặc lên sởi và các chứng sưng viêm phát sốt

Dùng 4 g thân rễ thất diệp nhất chi hoa,  8 g thiên hoa phàn, 12 g bạc hà,

Đem sắc thành thuốc uống, ngày 1 thang.

6.3. Chữa trị rắn độc cắn, nhọt ở vú, viêm phổi

Dùng 5 – 20 g thân rễ thất diệp nhất chi hoa sắc thành thuốc uống, ngày 1 thang.

6.5. Chữa trị hen suyễn, ung thư phổi

Dùng thân rễ thất diệp nhất chi hoa 4 – 20 g phối hợp với các vị thuốc khác.

Đem sắc thành thuốc uống, ngày 1 thang.

6.6. Chữa trị lòi dom

Dùng bột thân rễ thất diệp nhất chi hoa trộn với giấm, bôi lên chỗ tổn thương.

7.Kiêng kỵ- Những lưu ý

Ý kiến Giảng viên Cao đẳng Dược: Cây thảo dược này có độc , khi dùng cần thận trọng liều lượng sử dụng.

Phụ nữ có thai và các chứng hư cần thận trọng khi dùng.

Từ xa xưa, người ta đã biết sử dụng Thất diệp nhất chi hoa với nhiều công dụng đang ngày càng được được nghiên cứu. Cây thuốc được dùng chữa trị hiệu quả ở nhiều nơi vùng núi phía bắc nước ta, đặc biệt với những vết thương do côn trùng cắn. Tuy nhiên, đây cũng là loại cây hiếm và phân bố hẹp với sự khai thác tận diệt của người dân, nên chúng ta cần biết khai thác, nuôi trồng tạo nguồn gen quý và sử dụng đúng cách để góp phần bảo tồn dược liệu quý hiếm này./.

Ds.CKI. Nguyễn Quốc Trung

XEM THÊM: DUOCHOCVIETNAM.EDU.VN

Share this post