1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 1,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Tìm hiểu tác dụng của Tam thất đối với sức khỏe phụ nữ

Mặc dù tam thất có nhiều công dụng nhưng khi sử dụng cũng cần lưu ý bởi tùy vào đối tượng bệnh lý sẽ có cách dùng và tác dụng khác nhau. Vì thế, tìm hiểu rõ tác dụng của Tam thất đối với sức khỏe phụ nữ giúp chúng ta sử dụng phù hợp và quá trình điều trị bệnh được hiệu quả hơn.

Hướng dẫn sử sụng vitamin E đúng cách đảm bảo sức khỏe

Thời tiết nắng nóng nên ăn những thực phẩm gì để hạ nhiệt cơ thể

Bổ sung 5 loại thực phẩm giúp phát triển bộ não, tăng cường trí tuệ

Tam thất có tác dụng đối với phụ nữ ra sao?

Tam thất có tác dụng đối với phụ nữ như thế nào?

Các chuyên gia Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, Tam thất cùng họ với củ nhân sâm (Araliaceae) có vị ngọt hơi đắng, tính ôn. Tác dụng cầm máu, hóa ứ, tiêu sưng và giảm đau.

Tam thất có thành phần chủ yếu là saponin nhóm dammaran, hàm lượng saponin trong tam thất giống  như trong nhân sâm. Ngoài ra còn chứa các acid amin, các chất polyactylen, panaxytriol… Vì vậy tam thất được đánh giá có nhiều tác dụng giống như nhân sâm. Tuy nhiên, về mặt dược tính chữa trị bệnh thì nhân sâm lại không thể sánh được.

Về sinh học, tam thất có tác dụng tăng cường thể lực rất tốt; giúp cầm máu; tiêu máu đông, tăng lưu lượng máu. Tam thất giúp tăng sức co bóp của cơ tim, giảm sự tiêu hao oxy của cơ tim; hạ huyết áp, giãn mạch ngoại vi; tác dụng kích dục đối với chức năng nội tiết sinh dục nữ…

Tam thất cũng là một vị thuốc quý, đặc biệt là đối với phụ nữ ở tuổi sinh đẻ. Tác dụng tốt cho máu của tam thất giúp cầm máu nhanh, tiêu máu tụ và bổ máu nên được ưu tiên dùng cho chị em phụ nữ sau sinh. Tam thất còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe, giúp lấy lại sức khỏe các chị em sau sinh nhanh chóng.

Đối với phụ nữ sau sinh tam thất giúp lành các vết thương do quá trình sinh nở, hạn chế chảy máu sau sinh. Sức khỏe phụ nữ sau sinh rất yếu nên lựa chọn sử dụng Tam thất giúp tăng lực, tăng sức đề kháng, điều hòa hệ miễn dịch. Bên cạnh đó tam thất còn điều hòa hệ thần kinh, ngăn tình trạng trầm uất sau sinh.

Ngoài ra, Tam thất có tác dụng bảo vệ hệ tim mạch, chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Giúp các bà mẹ mau chóng khỏe mạnh và ổn định sức khỏe. Hoặc các trường hợp chảy máu trong nội tạng, máu ứ do phẫu thuật cũng được cải thiện một cách nhanh chóng.

Hướng dẫn cách dùng tam thất cho phụ nữ sau sinh

Có nhiều cách sử dụng tam chất với phụ nữ sau sinh, dưới đây là một số cách đơn giản được các chuyên gia Bác sĩ, dược sĩ giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ bạn có thể thực hiện tại nhà. Cụ thể:

– Ngậm nhai hoặc mài nước uống sống tam thất, cắt lát, xay mịn bột để sử dụng trực tiếp. Hấp chín để dùng cho phụ nữ sau sinh.

– Tần, hấp cùng gà. Có thể sử dụng kết hợp với rễ tam thất, táo tàu, hạt sen để tăng cường chất dinh dưỡng.

– Lấy tinh chất chiết từ rễ, thân lá, tam thất đều uống sẽ có tác dụng giảm đau.

– Chữa đau bụng trước kỳ kinh: Uống 5 g bột tam thất trong ngày trong 1 lần hoặc nấu với cháo loãng hoặc nước ấm để dùng.

– Đun với nước ấm 3-6 g bột tam thất dùng 1 lần trong ngày giúp chữa đau tức ngực.

– Chữa thấp tim: Ngày uống 3 g bột tam thất, chia 3 lần (cách nhau 6-8 giờ), chiêu với nước ấm. Dùng trong 30 ngày.

– Đun với nước ấm 2 đến 3g tam thất, chia đều thành 3 lần uống trong ngày sẽ có tác dụng chữa các vết bầm tím do tụ máu, máu ứ.

– Lấy bột tam thất và bột hồng nhân sâm với lượng bằng nhau, đem trộn đều và đun với nước ấm. Ngày uống 2g/lần, chia 2 lần cách nhau 12 giờ. Cách dùng này có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược thần kinh, phụ nữ sau sinh và người mới ốm dậy.

– Dùng 15 đến 30g đương quy, 15 đến 30g xuyên khung , 15 đến 20g xích thược, 8 đến 10g hồng hoa kết hợp với 6g tam thất đem sắc uống. Bài thuốc này giúp chữa bạch cầu cấp và mạn tính.

– Ngậm nhai hoặc mài nước uống sống tam thất, cắt lát, xay mịn bột để sử dụng trực tiếp. Hấp chín để dùng cho phụ nữ sau sinh.

– Tần, hấp cùng gà. Có thể sử dụng kết hợp với rễ tam thất, táo tàu, hạt sen để tăng cường chất dinh dưỡng.

– Lấy tinh chất chiết từ rễ, thân lá, tam thất đều uống sẽ có tác dụng giảm đau.

– Chữa đau bụng trước kỳ kinh: Uống 5 g bột tam thất trong ngày trong 1 lần hoặc nấu với cháo loãng hoặc nước ấm để dùng.

– Đun với nước ấm 3-6 g bột tam thất dùng 1 lần trong ngày giúp chữa đau tức ngực.

– Chữa thấp tim: Ngày uống 3 g bột tam thất, chia 3 lần (cách nhau 6-8 giờ), chiêu với nước ấm. Dùng trong 30 ngày.

– Đun với nước ấm 2 đến 3g tam thất, chia đều thành 3 lần uống trong ngày sẽ có tác dụng chữa các vết bầm tím do tụ máu, máu ứ.

– Lấy bột tam thất và bột hồng nhân sâm với lượng bằng nhau, đem trộn đều và đun với nước ấm. Ngày uống 2g/lần, chia 2 lần cách nhau 12 giờ. Cách dùng này có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược thần kinh, phụ nữ sau sinh và người mới ốm dậy.

– Dùng 15 đến 30g đương quy, 15 đến 30g xuyên khung , 15 đến 20g xích thược, 8 đến 10g hồng hoa kết hợp với 6g tam thất đem sắc uống. Bài thuốc này giúp chữa bạch cầu cấp và mạn tính.

Tam thất tốt cho phụ nữ sau sinh nếu sử dụng đúng cách

Chuyên trang cẩm nang sức khỏe đưa ra một số lưu ý khi sử dụng tam thất đối với phụ nữ như sau:

– Phụ nữ đang mang thai hoặc những người đang bị tiêu chảy không nên sử dụng tam thất.

– Những phụ nữ bị nóng trong, cơ thể dễ bị kích thích cũng không nên sử dụng tam thất phản tác dụng.

Hi vọng với những chia sẻ ở trên giúp các chị em đã hiểu tác dụng của tam thất đối với phụ nữ cũng như hiểu rõ cách sử dụng để điều trị hiệu quả hơn. Các chuyên gia giảng viên Cao đẳng Y Dược không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Nguồn: duochocvietnam.edu.vn

Share this post