Khổ Qua Rừng là một loại dược liệu mọc hoang với nhiều tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như: cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan và bệnh rôm sẩy… rất hiệu quả.Nếu muốn hiểu rõ hơn về loài cây này, các bạn cùng quan tâm những chia sẻ hữu ích dưới đây.
Mô tả đặc điểm thực vật cây khổ qua rừng:
Tên gọi khác: Mướp đắng rừng, Khổ qua rừng.
Tên gọi khoa học: Momordica charantia. họ bầu bí (Cucurbitaceae),
Dược sĩ CKI Nguyễn Quốc Trụng giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM Khổ qua rừng là loài cây thân thảo, loại thân leo có tuổi thọ tương đối thấp chỉ từ 5 – 6 tháng. Thân có chiều dài gần 3 mét, có nhiều tua cuốn dài. Thân tròn và có màu xanh.
Thân leo chia nhiều nhánh và lan rộng.Trên mỗi thân nhánh, cạnh nách lá còn có nhiều tua mọc ra. Nhánh mướp phát triển dài tối đa có thể lên tới 1– 3m,
Lá: có màu xanh đậm, kích thước 4 – 10 x 4 – 8 cm. Lá chia thùy, mọc so le, mép lá có nhiều khía giống hình răng cưa. Mặt dưới của lá có màu sắc nhạt hơn và có đường gân nổi rõ ở từng khía của lá. Ở gân lá có nhiều lông kích thước nhỏ mà phải nhìn kỹ mới thấy.
Hoa: có màu vàng tươi, hoa cái được phân biệt bởi phần quả con nối giữa cuống với hoa. Các hoa này đều mọc ra từ nách lá và nhỏ, xòe 5 cánh và có nhụy. Cuống thường dài hơn lá. Hàng năm, hoa thường nở vào tháng 9 đến tháng 11.
Quả: thường có hình thoi phình to ở giữa, lớp vỏ sần với nhiều u lồi. So với khổ qua nhà thì kích thước của chúng ngắn, thường chỉ 5 – 10cm. Ngoài ra các u lồi thường nhọn như gai chứ không mềm nhẵn như khổ qua nhà. Về màu sắc, thường xanh đậm hơn lúc còn xanh nhưng khi chín cũng ngả vàng, nứt vỏ, để lộ hạt đỏ.
Hạt: Trong có khá nhiều hạt, Lúc quả còn xanh thì cả màng và hạt đều trắng mềm. Đến khi quả già thì màng chuyển đỏ cùng màu với ruột quả, còn hạt vàng đậm và cứng lên.
Đặc điểm phân bố: Từ tên gọi có thể thấy đây là loại cây mọc hoang ở rừng. ở nhiều nơi như châu Á,Úc, và Phi cũng có. Tại nước ta, nó chủ yếu mọc tự nhiên tại nhiều nơi trong cả nước Dựa vào đặc điểm sinh trưởng, nay đã được gieo trồng cây này ở nhiều nơi để vừa làm thức ăn vừa làm thuốc.
Thành phần hóa học của Mướp đắng rừng:
Khổ qua rừng có nhiều Protein và Vitamin B, C, magie, canxi, kẽm… Các thành phần này giúp ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào ung thư, tăng cường lưu thông máu lên não và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, đào thải aicd uric dư thừa trong máu, cải thiện các vấn đề về xương khớp hiệu quả.
Cùng với đó cần kể đến:
* Charantin: Có tác dụng giúp kiểm soát đường huyết một cách tự nhiên. Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường sử dụng khổ qua rừng thấy có tác dụng tốt. Hoạt chất charantin này giúp duy trì huyết áp luôn ở mức ổn định, phòng chống tai biến mạch máu não, giảm nguy cơ máu nhiễm mỡ. Bên canh nó còn hỗ trợ tích cực các bệnh lý liên quan đến bệnh lý tiểu đường, đường tiết niệu
Ancaloit: có trong mướp đắng rừng là chất “tự vệ” giúp cây chống lại các độc tố, dự trữ nitơ và kích thích hormone. Có tác dụng trong việc chống viêm, hỗ trợ quá trình hoạt động của đại thực bào, làm mau lành vết thương hơn. Trong y học, nó còn được ứng dụng làm thuốc thử alcaloid.
Peptide: Đây là chất chống oxy hóa tự nhiên nó giúp giảm tổn thương cho người dùng, bảo vệ sắc tố da.
Mặt khác, loài cây này rất lành tính khi sử dụng để giảm cân, giúp an thần, cải thiện giấc ngủ, giảm stress.
Tác dụng – công dụng của dây khổ qua rừng theo Đông y
Theo Đông y, cùng dân gian nhiều nơi đã dùng quả và dây khổ qua rừng phơi khô để trị các bệnh như:
– Hỗ trợ điều trị cho người bị bệnh tiểu đường (tuýp 2).
– Nóng trong người, ngộ độc.
– Làm tiêu đàm, trị sưng đỏ ở họng.
– Hỗ trợ thần kinh.
– Giải trừ bịnh gan.
– Cải thiện tim mạch.
– Tăng miễn dịch…
– Trị rôm sẩy, các vết sưng viêm do côn trùng cắn. Chăm sóc bảo vệ da….
Đó là những công dụng chung. Còn cụ thể, các cách chữa bệnh bằng dược liệu này ra sao hãy cùng theo dõi trong nhiều bài thuốc sau.
Những bài thuốc từ khổ qua rừng
Y học cổ truyền thường phối hợp khổ qua rừng với nhiều thảo dược khác để trị bệnh. Còn dân gian thường dùng đơn lẻ. Cụ thể có những bài thuốc trị bệnh từ bằng mướp đắng rừng như sau:
- Bài chữa tiểu đường:
Bệnh tiểu đường tuýp 2 chữa bằng trái khổ qua rừng, dân gian thường chế biến thành các món ăn để giúp trừ bệnh như:
– Ăn sống: Sơ chế quả này thật sạch rồi cắt lát mỏng, ngâm vào nước để vào ngăn đá để giảm độ đắng. Mỗi bữa ăn thì đem ra rã đông, dùng dần từng lượng nhỏ.
– Uống nước ép: Thái và ngâm nước các lát mướp sau đó vớt ra cho ráo. Xay nhuyễn với nước rồi lọc bỏ bã. Thêm mật ong, một lượng tinh bột nghệ vào và nước cốt chanh. Khuấy đều lên để sử dụng dần vào lúc mới ngủ dậy, bụng đói
– Nấu canh thịt lợn băm: Dùng 100g quả này kết hợp 200g nấm hương và 150g thịt lợn nạc xay nhỏ. Đem sơ chế rồi nấu thành canh để ăn mỗi tuần 3 – 4 lần. Món này không chỉ hỗ trợ ổn định huyết áp, mà còn cải thiện bệnh tiểu đường
– Khổ qua rừng xào trứng: Dùng 1 quả khổ qua to thái nhỏ, kết hợp với 2 quả trứng và 50g nấm hương thái chỉ. Rửa sạch cách nguyên liệu để xào thành hỗn hợp và ăn nóng.
– Khổ qua rừng hầm: gồm 150g mướp đắng với 10g củ mài cùng 15g ý dĩ. 100g nấm hương và thịt lợn (200g). Sơ chế nguyên liệu rồi cho thịt, nấm, củ mài vào hầm. Đến khi sắp được thì bỏ dược liệu vào. Ăn nóng cùng với cơm hoặc ăn không sẽ giúp đường huyết ổn định và tăng cường thể lực
- Bài trị thanh nhiệt:
Nhiều người thường bị nóng trong người, gan bàn tay bốc hỏa, người mệt mỏi, mất nước. Có thể để chữa trị như sau:
– Dùng 10g quả này (khô) rửa sạch rồi hãm với nước nóng uống như trà.
– Mỗi ngày dùng 1 cốc, nếu đắng có thể thêm mật ong.
- Trị viêm họng, ho:
Khổ qua rừng có tác dụng diệt khuẩn nên đem lại tác dụng tốt trong điều trị ho, viêm họng. Cách dùng sau:
– Dùng một lượng nhỏ hạt già, rửa sạch.
– Cho người bệnh nhai vài hạt, nuốt nước, nhả bã.
– Nước dược liệu này sẽ làm cuống họng dịu, bớt bị kích ứng và sưng viêm.
- Chữa rôm sẩy, ngứa:
Mùa hè trẻ nhỏ hay bị nổi rôm sẩy nên quấy khóc, bỏ ăn. Thường dùng khổ qua như sau:
– Lấy 1 nắm dây và lá khổ qua rừng thật to, rửa sạch, ngâm nước muối loãng.
– Dùng nồi lớn, cho khoảng 2 lít nước vào cùng lá dây này đun sôi một lúc để tinh chất hòa vào nước. Sau đó tắt bếp và chắt nước ra để nguội rồi cho tắm bé.
Làm đều đặn mỗi ngày 1 lần, tính mát của cây sẽ giúp trẻ loại bỏ rôm sẩy.
- Bài thuốc chữa bệnh gan
Dược liệu được nhiều bài thuốc Nam trị bệnh gan có sử dụng đến rất nhiều người ca ngợi. Nó chữa trị được cho bệnh nhân viêm gan B, C hoặc trường hợp men gan cao, xơ gan, …
Cách 1: Dùng quả khô rửa sạch và pha lấy nước cho người bệnh uống như trà.
Cách 2: Sắc kỹ phần thân, quả khô già với nước cho người bệnh uống. Dùng 10g mỗi ngày.
- Thuốc cải thiện tim mạch
Nhờ đặc tính giúp ổn định tuần hoàn máu, mướp đắng rừng có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh về tim mạch. Cách làm như sau:
Dùng 10g mướp khô đem rửa sạch.Cho vào ấm sắc lấy nước cô đặc cho bệnh nhân uống. Tiến hành đều đặn 2 lần sáng và tối mỗi ngày để hỗ trợ sức khỏe.
Lưu ý khi sử dụng
heo các bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết thêm, Thảo dược này mọc trong tự nhiên là loại cây hoang dại nên khá sạch. Khổ qua rừng có vị đắng, tính mát, được chế biến theo nhiều cách nhưng khi dùng có thể gây tác dụng không mong muốn. Cụ thể:
– Nếu đang mắc nhiều chứng bệnh hoặc điều trị bằng thuốc khác, cần thận trọng hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
– Phụ nữ có bầu, vừa sinh xong hoặc đang cho con bú, trẻ em dưới 2 tuổi không nên ăn, uống cây này. Tuy nhiên nếu sử dùng để tắm hoặc ngâm rửa thì không ảnh hưởng gì.
– Chỉ nên dùng cây này chữa trị khi bệnh còn nhẹ, trường hợp nặng hoặc có biến chứng cần đi viện để thăm khám.
– Sau khi sử dụng khổ qua rừng, nếu có vấn đề bất thường bạn cần đến cơ sở y tế ngay.
– Không nên dùng quá nhiều dược liệu này trong một lần, điều này nhằm giúp tránh tác dụng phụ.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết về khổ qua rừng. Đây là loài cây rừng nhưng nó lại có giá trị dược tính cao. Vì thế, nếu có cơ hội, đừng bỏ qua thảo dược tuyệt vời này để cải thiện, chăm sóc sức khỏe cho bạn và cho cả gia đình./.
DsCKI.Nguyễn Quốc Trung
——————————————-