1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Thuốc Sucralfate tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và trào ngược dạ dày

Thuốc Sulcralfate có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và làm lành các vết viêm loét dạ dày. Đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược thực quản. 

Thuốc Sucralfate tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày

1.Thuốc sucralfate có những dạng và hàm lượng:

Sucralfate có dạng và hàm lượng là: thuốc viên nén, dùng uống 1 g.

Tác dụng của thuốc sucralfate :

Bạn có thể sử dụng thuốc này để điều trị chứng viêm loét ruột. Sucralfate hình thành nên một lớp bao phủ ngoài trên chỗ viêm loét, bảo vệ chỗ viêm loét không bị tổn thương, nhằm giúp cho các vùng bị viêm loét mau chóng lành lặn hơn.

Bên cạnh đó, thuốc này còn giúp ngăn ngừa và điều trị chứng loét dạ dày hoặc những vết loét do dùng nhiều thuốc aspirin hoặc những thuốc kháng viêm khác (như ibuprofen, naproxen,…).

2.Đặc điểm dược lý của Sucralfate

 Dược lực học

Sucralfate là dạng muối nhôm của Sulfat disacarid. Về cơ chế, Sucralfate chỉ mang lại hiệu quả tại chỗ (tại vị trí ổ loét) thay vì những tác dụng toàn thân. Trong môi trường acid dịch vị, Sucralfate biến đổi sang một phức hợp, tính chất như bột hồ, do đó có khả năng bám dính vào vùng niêm mạc bị tổn thương. Cần lưu ý là hoạt chất Sucralfate không có khả năng trung hòa nhiều nồng độ acid dạ dày. Khi sử dụng đúng liều khuyến cáo, Sucralfate không mang lại công dụng kháng acid. Tuy nhiên việc bám dính vào niêm mạc dạ dày tá tràng cũng đã mang lại tác dụng bảo vệ vị trí loét niêm mạc.

Sucralfate có ái lực mạnh với niêm mạc có vết loét, gấp 6 – 7 lần so với niêm mạc dạ dày bình thường, đồng thời ái lực với ổ loét tá tràng cao hơn ổ loét ở dạ dày. Sucralfate tạo nên một hàng rào bảo vệ ổ loét, bên cạnh khả năng ức chế tác dụng tiêu protein của pepsin thông qua cơ chế ngăn chặn pepsin gắn vào albumin, fibrinogen… có trên bề mặt ổ loét. Hàng rào do Sucralfate tạo ra cũng ngăn cản ion H+ khuếch tán trở lại bằng cách tương tác trực tiếp với acid trên bề mặt ổ loét.

Sucralfate còn có khả năng hấp thụ acid mật, ức chế khuếch tán trở lại Acid glycocholic và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của Acid taurocholic. Tuy nhiên, tác dụng của Sucralfate đối với acid mật trong điều trị loét dạ dày tá tràng vẫn chưa xác định rõ ràng.

Dược động học

– Hấp thu: Hoạt chất Sucralfate khi uống có mức độ hấp thu rất ít (dưới 5%). Đặc điểm này có thể do Sucralfate phân cực cao và độ hòa tan thấp trong môi trường dạ dày;

– Phân bố: Sucralfate hấp thu rất ít và đa số sẽ khu trú tại các vị trí niêm mạc bị tổn thương;

– Chuyển hóa: Do hấp thu rất ít nên quá trình chuyển hóa Sucralfate là không đáng kể;

– Thải trừ: 90% Sucralfate thải trừ qua phân, một lượng rất nhỏ hấp thu và bài tiết thông qua nước tiểu dưới dạng hợp chất không đổi.

Dược lý động học của Sucralfate

3.Chỉ định của Sucralfate :

  • Thuốc được chỉ định điều trị loét tá tràng, loét dạ dày lành tính, viêm dạ dày mạn tính. Thời gian điều trị 4-8 tuần .
  • Điều trị các tình trạng viêm loét miệng do hóa trị liệu ung thư hoặc nguyên nhân khác do thực quản, dạ dày.
  • Người bệnh bị viêm thực qản.

 Ngoài ra,  thuốc chữa bệnh Sucralfat được dùng để dự phòng chảy máu dạ dày ruột khi loét do stress.

 Không những vậy, Sucralfat còn được dùng để dự phòng loét dạ dày tá tràng tái phát.Theo cho biết giảng viên Trường Cao đẳng Dược cần chú ý:

Liều dùng :

Liều dùng thông thường dành cho người lớn: đối với chứng viêm loét tá tràng:

  • Dùng 1 g uống lúc bụng đói 4 lần một ngày hoặc có thể uống 2 g lúc bụng đói 2 lần một ngày.
  • Liều dùng thông thường dành cho người lớn đối với việc dự phòng chứng viêm loét tá tràng:
  • Dùng 1 g uống lúc bụng đói 2 lần một ngày.
  • Liều dùng thông thường dành cho người lớn đối với chứng viêm loét dạ dày, bệnh trào ngược thực quản – dạ dày:
  • Dùng 1 g uống lúc bụng đói 4 lần một ngày.
  • Liều dùng thông thường dành cho người lớn đối với việc dự phòng chứng viêm loét do căng thẳng:
  • Dùng 1 g uống lúc bụng đói sau mỗi 4 đến 6 giờ đồng hồ.
  • Liều dùng thông thường dành cho người lớn đối với chứng viêm miệng:
  • Dùng 1 g (10 ml) ở dạng dịch huyền phù ở nơi viêm loét 4 lần một ngày.
  • Liều dùng thông thường dành cho người lớn đối với chứng tăng photphat huyết của chứng suy thận:
  • Dùng 1 g uống lúc bụng đói 2 lần một ngày.
  • Liều lượng này có thể được chuẩn độ dựa trên lượng photphat có trong huyết thanh máu.

Liều dùng thuốc sucralfate cho trẻ em:

 Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Tuy nhiên, sucralfat có thể dùng trong một số trường hợp trẻ em lớn hơn 1 tuổi.

Trẻ em dùng 250-500 mg (2,5-5 ml) dạng hỗn dịch ở nơi viêm loét uống 4 lần một ngày để điều trị chứng viêm miệng.

4.Tác dụng phụ của Sucralfat 

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Suctalfat còn có tác dụng phụ như:

  • Tình trạng táo bón
  • Rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi, khô miệng.
  • Xuất hiện tình trạng ngứa, ban đỏ.
  • Hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, buồn ngủ.
  • Đau lưng,đau đầu.
  • Một số tác dụng hiếm gặp khác như phản ứng quá mẫn với các triệu chứng như ngứa, mày đay, phù Quincke, khó thởviêm mũi, co thắt thanh quản, mặt phù to.

5.Tương tác thuốc khi dùng Sucralfat

Có thể dùng các thuốc kháng acid cùng với sucralfat trong điều trị loét tá tràng để giảm nhẹ chứng đau. Nhưng không được uống cùng một lúc.

Do đó, nên dặn người bệnh uống antacid trước hoặc sau khi uống thuốc này 30 phút.

  • Cimetidin, Ranitidin;
  • Ciprofloxacin, Norfloxacin, Ofloxacin;
  • Digoxin;
  • Warfarin;
  • Phenytoin;
  • Theophylin;

6.Bảo quản

Thuốc Sucralfate ở những vị trí có nhiệt độ dưới 25 độ C. Không thể đóng băng dạng nhũ dịch.Độ ẩm < 70%.Tránh ánh sáng.

Share this post