1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bài thuốc đông y chữa chứng mồ hôi trộm ở trẻ

Ra mồ hôi trộm là bệnh lý thường gặp ở trẻ, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Theo đông y có thể chữa trị chứng ra mồ hôi trộm bằng bài thuốc sau.

Bài thuốc đông y chữa chứng mồ hôi trộm ở trẻ

Bài thuốc đông y chữa chứng mồ hôi trộm ở trẻ

Nguyên nhân gây ra chứng mồ hôi trộm ở trẻ.

 

Các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM  chia sẻ

Ra mồ hôi trộm ở trẻ là chứng bệnh thường gặp ở trẻ, là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp.

Theo các bác sĩ, chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ có thể do các nguyên nhân sau đây.

+ Do hệ thần kinh thực vật của trẻ sơ sinh chưa ổn định, đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện.

+ Rối loạn hệ thần kinh thực vật, hệ giao cảm cũng sẽ khiến trẻ ra mồ hôi nhiều hơn; các bé sinh sớm, thiếu cân  bị rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng thường thiếu vitamin D cũng là nguyên nhân chính trong việc trẻ ra mồ hôi, hệ xương của trẻ chưa phát triển mạnh, chính vì vậy cần bổ sung canxi cho trẻ.

Bài thuốc đông y chữa chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ.

Theo Đông y, chứng bệnh mồ hôi trộm được chia thành 2 thể là đạo hãn và tự hãn.

Theo đông y đạo hãn là mồ hôi tự ra khi trẻ ngủ, nguyên nhân do âm hư không thể nuôi dưỡng tốt phần lý nên tân dịch dễ thoát ra bì phu cơ nhục. Còn tự hãn mồ hôi thường thấy trong lúc thức ở mọi trạng thái, nguyên nhân do dương hư làm cho biểu không vững chắc không liễm hãm, cố biểu làm mồ hôi dễ toát ra.

Bài thuốc đông y chữa mồ hôi trộm ở trẻ: Rau má 10g, Râu ngô 5g, Mã đề 5g, Kim ngân hoa 3g, Thảo quyết minh sao 3, Lá dâu 10g

Tất cả đem sắc cho trẻ uống ngày một thang, uống liên tục 5 – 7 ngày.

Bài thuốc đông y chữa chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ - 2

Lá dâu chữa chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ.

Công dụng của các vị thuốc:

Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM

Rau má: Theo y học cổ truyền, rau má có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, vào can, tỳ, vị có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu, bù tân dịch, liễm hãm (cầm mồ hôi)). Rau má thường được dùng để làm thuốc bổ dưỡng, sát trùng, tả lỵ, mụn nhọt, ra mồ hôi trộm ở trẻ.

Râu ngô: có vị ngọt, tính bình, quy kinh thận, bàng quang, có công năng lợi tiểu, tiêu thũng, thông mật, lợi gan mật, dưỡng âm, thanh huyết nhiệt, thoái hoàng, chỉ huyết. Thường dùng trong các trường hợp viêm đường tiết niệu, bệnh lý gan mật, bù tân dịch.

Lá mã đề: có công dụng thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt, lương huyết, dưỡng âm, ôn dương. Vị thuốc này thường được dùng để điều trị chữa lỵ cấp, mạn tính hoặc giã nát đắp mụn nhọt, làm mụn nhọt chóng vỡ mủ và mau lành, ngoài ra còn dùng trị viêm nhiễm đường sinh dục tiết niệu, điều hòa và liễm hãm tân dịch điều hòa mồ hôi.

Kim ngân hoa: Vị đắng, ngọt, khí bình, tính hơi hàn, không độc, vào kinh phế, vị, tâm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ tâm, ích phế vị có tác dụng vững chắc phần lý và khỏe bì phu cơ nhục. Thường dùng trị các bệnh lý ở bì phu cơ nhục như ngứa lở, điều tiết mồ hôi bất thường, viêm nhiễm sinh dục tiết niệu…

Lá dâu: Có công dụng dưỡng âm bổ máu, thích hợp chữa trị chứng chức năng gan thận âm hư, bệnh lý về tân dịch, bì phu. Người ta thường dùng lá dâu để trị các bệnh tân dịch khô kiệt dẫn đến khát nước, táo bón, tăng huyết áp, mồ hôi tự ra đầm đìa toàn thân.

Nên chọn những lá dâu đã ngả màu vàng còn ở trên cây, có vị ngọt đắng, tính lương, hơi chát, quy kinh lạc gan và thận.

Nguồn: Duochocvietnam.edu.vn  (Tổng hợp).

Share this post