Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do virut, truyền bệnh là muỗi. Vậy điều trị sốt xuất huyết như nào cho hiệu quả? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Cách nhận biết bệnh sốt xuất huyết tại nhà
Theo bác sĩ, giảng viên khoa Y học cổ truyền Hoàng Công Oánh hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ một số dấu hiệu, triệu chứng nhận biết mắc bệnh sốt xuất huyết như sau:
Sốt xuất huyết ở thể bệnh nhẹ: bệnh nhân có triệu chứng:
Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt.
Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.
Có thể có nổi mẩn, phát ban.
Sốt xuất huyết ở thể bệnh nặng: bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:
Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).
Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Một số bài thuốc Tây y, Đông y điều trị sốt xuất huyết
Điều trị sốt xuất huyết bằng phương pháp Tây y
Nguyên tắc chung trong điều trị sốt xuất huyết Dengue là bù lại sớm khối lượng tuần hoàn, nước, điện giải, albumin, máu, tiểu cầu khi cần thiết, trước khi sốc xuất hiện.
Đối với sốt xuất huyết nhẹ:
Bù nước, điện giải sớm bằng đường uống, dùng gói oresol pha trong 1 lít nước đun sôi để nguội, uống 150ml/kg/ngày; hạ nhiệt nếu sốt cao trên 39 độ C bằng chườm mát, uống paracetamol; an thần; vitamin; uống thêm nước hoa quả.
Đối với trường hợp sốt xuất huyết nặng phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để truyền dịch hoặc truyền máu.
Điều trị sốt xuất huyết bằng phương pháp Đông y
Thể sốt cao, có xuất huyết (nhẹ)
Triệu chứng: Sốt cao, mình đau, nhức khung ở mắt, mặt đỏ, lưng, chân tay có điểm xuất huyết, chảy máu cam, miệng khát, có khi nôn mửa, có hạch ở nách, khuỷu tay bẹn; mạch phù sác; hồng đại.
Phương pháp chữa: Thanh nhiệt giải độc, tả hỏa, cầm máu.
Bài thuốc:
Bài 1: Lá tre 30g, cỏ nhọ nồi 16g, hạ khô thảo 20g, trắc bá diệp 16g, rễ cỏ tranh 16g, sắc uống.
Bài 2: Kim ngân hoa 20g, cỏ nhọ nồi 16g, liên kiều 12g, hòe hoa 16g, hoàng cầm 12g, chi tử 8g, rễ cỏ tranh 20g.
Nếu khát nước: Thêm huyền sâm, sinh địa (mỗi thứ 12g), sốt cao thêm tri mẫu 8g, sắc uống.
Thể huyết áp tụt (nặng) (khí, âm đều hư)
– Triệu chứng: Đang sốt cao, hoặc sốt có giảm, đột nhiên nhiệt độ hạ thấp, huyết áp tụt, mạch nhanh, người mệt mỏi, vã mồ hôi, vật vã, chất hữu đỏ, mạch trầm.
Bài 1: Huyết áp hạ ít: bạch truật 20g, đẳng sâm 20g, mạch môn 12g, thục địa 12g, sắc uống.
Bài 2: Huyết áp hạ nhiều: nhân sâm 8g, ngũ vị tử 8g, mạch môn 8g, long cốt 20g, mẫu lệ nung 20g, phụ tử chế 12g, thục địa 16g, sắc uống.
Thời kỳ phục hồi
Thời kỳ này chủ yếu là nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng có thể cho uống thuốc bổ: đẳng sâm 16g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, mạch môn 12g, sa sâm 12g, thục địa 16g, bạch linh 12g, cam thảo 6g.
Các bài thuốc trên sắc uống ngày 1 thang, cho 500ml nước đun sôi, sắc chắt lấy 150ml nước thuốc cho uống 3 lần trong ngày.
Nguồn: https://duochocvietnam.edu.vn/