1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

Cây Siro – Những lợi ích tuyệt vời từ Quả của nó

Cây Siro, một loài cây cảnh và cây ăn quả khá xa lạ với nhiều người, nổi bật với những chùm quả tròn đỏ, bóng đẹp. Quả siro có mùi thơm, vị chua ngọt đặc trưng, và rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Cây siro được trồng nhiều ở khu vực Nam Bộ, nhưng vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về nó.

Hãy cùng tìm hiểu về cây siro và những lợi ích tuyệt vời từ quả của nó qua bài viết dưới đây.

Hình ảnh Cây Siro

 1.Đặc điểm chung cây Siro

Tên gọi khác: Cây xi rô.

Tên khoa học: Carissa carandas L – (họ trúc đào) Apocynaceae

1.1. Mô tả thực vật

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Quốc Trung,  giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Cây Siro là cây thân gỗ nhỏ, dạng bụi, cao trung bình từ 2 – 4m. Thân nhiều nhánh và cành có gai nhọn. có nhựa mủ màu trắng.Thường được trồng ven đường, trong sân vườn, hoặc trong chậu làm cây cảnh và cây ăn quả.

Lá của cây mọc đối xứng, hình bầu dục, ở đầu lá hơi nhọn, dài từ 4 – 8cm. có màu xanh đậm, khi bứt ra chảy mủ trắng.

Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành chùm và nở quanh năm.

Quả siro có dạng tròn, mọng nước. Trái non có màu trắng, chuyển sang hồng, đỏ rồi chín đen. Trái non rất chua, có thể dùng thay chanh làm gia vị. Trái chín có vị chua ngọt, dùng làm nhiều món ăn. Quả thường chứa 1-2 hạt và mọc thành chùm, rất sai quả, nổi bật trên nền lá xanh thẫm.

1.2. Phân bố và Sinh trưởng

Cây Siro có nguồn gốc từ Indonesia và Ấn Độ, phát triển chủ yếu ở các vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Cây được trồng rộng rãi ở nhiều nước châu Á như Afghanistan, Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka và miền Nam Việt Nam.

Ở Việt Nam, cây siro phổ biến ở các tỉnh Nam Bộ như Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, và mới chỉ được biết đến rộng rãi trong vài năm gần đây nhưng đã trở thành cây cảnh và cây trồng trái phổ biến.

* Siro có mấy loại?  Hiện nay có 3 loại cây siro trên thị trường như sau:

Cây si rô đỏ: Trồng nhiều nhất tại Nam Bộ Việt Nam , có quả màu tím non và màu đỏ khi chín, mọc thành từng bụi.

Cây si rô Thái: Trái mọc thành từng chùm, có trái chín màu đỏ quanh năm, to và dài hơn các loại khác.

Cây si rô Đài Loan: Lá nhỏ, bóng, có trái to, sai trái, cũng cho trái quanh năm.

  1. Bộ phận dùng

Tất cả các bộ phận của cây siro như lá, hoa, trái, hạt, thân, và rễ đều được dùng làm thuốc.

Tuy nhiên, thường sử dụng quả của cây nhiều nhất.

Tên gọi “siro” có lẽ xuất phát từ cách người dân thường dùng trái chín nấu với nước đường để làm nước siro trái cây.

Các bộ phận của cây Siro

  1. Thành phần hóa học

Các bộ phận của cây siro như lá, hoa, trái, hạt, thân, và rễ tất cả đều chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và được dùng làm thuốc.

– Giá trị dinh dưỡng có trong 100g trái:

Năng lượng: 42,5 kcal, Canxi: 21 mg, Photpho: 28 mg

Vitamin C: 9-11 mg, Vitamin A: 1619 IU,

– Thành phần hóa học:

Rễ: 14 hợp chất đã được phân lập.

Trái: 40 hợp chất đã được phân lập.

Lá: 19 hợp chất đã được phân lập.

Các hợp chất này bao gồm:

Axit amin, Axit đơn giản, Ester đơn giản,Phenolic, Alkaloids

Sterol, Terpenoid, Sesquiterpen,Carboxylate

Glucose và galactose, Sterol glycoside,Phenolic lignin…

4.Tác dụng – công dụng

 Nhờ chứa nhiều hoạt chất quý, không chỉ là thực phẩm mà còn có nhiều tính năng trị liệu tuyệt vời. Các tác dụng chính của cây siro bao gồm:

4.1. Tác Dụng dược lý

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trái siro có nhiều tác dụng dược lý quan trọng:

Tăng sức chịu đựng cơ thể: Hoạt chất axit lanost-5-en-3β-ol-21-oic (lanostane triterpenoid) trong trái siro giúp tăng sức chịu đựng khi bơi và tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi thiếu oxy trong mô.

Trị sốt rét: Chiết xuất từ trái siro cho thấy khả năng chống lại ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum, mở ra triển vọng làm thuốc trị sốt rét.

Chống ung thư: Chiết xuất của trái siro có khả năng chống ung thư phổi và ung thư biểu mô buồng trứng ở người.

Kháng vi-rút: Thử nghiệm cho thấy dịch chiết từ trái siro có tác dụng kháng vi-rút bại liệt, HIV-1, và vi-rút herpes simplex.

Chống táo bón và tiêu chảy: Chiết xuất từ trái siro có tác dụng kích thích ruột gây tiêu chảy nhờ việc kích hoạt các thụ thể muscarinic và histaminergic; ngược lại, thông qua chất đối kháng Ca++.nó có thể gây co thắt làm táo bón

Chống nôn: Thực nghiệm xác nhận khả năng chống nôn của dịch chiết từ trái siro.

Trị giun sán: Chiết xuất từ trái xanh có tác dụng làm tê liệt và gây chết giun đất sau một thời gian.

4.2. Công Dụng

Cây siro được trồng phổ biến tại các tỉnh thành phía Nam Việt Nam với nhiều công dụng tuyệt vời, từ làm cây cảnh bonsai đến các ứng dụng thực phẩm và y học.

  1. Làm Cây Cảnh Bonsai

Phong thủy: Cây siro mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, tượng trưng cho điềm lành, may mắn. Trồng siro trước nhà giúp trang trí không gian và đem lại bình an, xua đuổi xui xẻo.

Giá trị kinh tế: Một số giống siro như siro Đài Loan có thể tạo dáng bonsai đẹp mắt với nhiều thế cây độc đáo. Những chậu siro bonsai duyên dáng, lâu năm có giá trị kinh tế cao và được nhiều người săn lùng.

Trang trí: Cây siro có thân gỗ nhỏ, có thể tạo dáng leo giống cây hoa giấy, tạo nên một loài cây cảnh đẹp để trang trí cho ngôi nhà.

  1. Làm thực phẩm

Trái siro giàu chất dinh dưỡng và có thể sử dụng đa dạng trong ẩm thực.

Quả xanh: Quả siro xanh có vị chua gắt, thường dùng làm gia vị hay dưa chua trong ẩm thực Ấn Độ. Quả xanh cũng chứa pectin, thành phần quan trọng trong tương ớt truyền thống của người Ấn.

Quả chín: Quả chín mọng nước, màu đỏ bắt mắt, vị chua ngọt hài hòa, có thể ăn sống hoặc làm mứt, siro, kẹo, bánh ngọt, pudding. Quả chín nấu với nước đường thành siro có màu đỏ, mùi thơm, vị chua ngọt, rất thích hợp để giải khát trong mùa nóng. Trái chín cũng có thể ngâm rượu hoặc làm mứt.

Quả siro là thực phẩm, chế biến đồ uống ngọt.

3.Cung cấp dinh dưỡng 

Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội cho hay, Quả Sirô Trong 100g thành phần của nó có chứa 42,5 kcal, 21mg Ca, 28mg P, 1619 IU Vitamin A, 9 – 11 mg Vitamin C và các chất khác. Các chất dinh dưỡng này có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, sức khỏe tim mạch, giúp tinh thần vui vẻ và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

  1. Lợi ích và ứng dụng y học

Cây si rô không chỉ là một loài cây cảnh phổ biến mà còn được ứng dụng rộng rãi trong y học dân gian với nhiều tác dụng quan trọng như sau:

– Cải thiện tiêu hóa: Quả si rô giàu pectin và chất xơ hòa tan, hỗ trợ việc cải thiện tiêu hóa và giảm các vấn đề như đầy hơi, khó tiêu. Nước ép từ quả là một biện pháp dịu nhẹ cho dạ dày.

Hạ sốt và bổ sung vitamin C: Quả si rô chứa nhiều vitamin C, có tác dụng hỗ trợ hạ sốt nhanh chóng và tăng cường hệ miễn dịch.

Cải thiện sức khỏe tinh thần: Magiê và các vitamin trong si rô giúp kích thích sản xuất serotonin, cải thiện sức khỏe tinh thần tổng thể.

Tăng cường sức khỏe tim mạch: Nước ép si rô được biết đến làm tốt cho sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đảm bảo lưu thông máu tối ưu.

Điều trị viêm và các bệnh khác: Si rô có khả năng giảm viêm và được sử dụng trong điều trị nhiều loại bệnh. Rễ cây Siro, có vị đắng, thường được dùng làm thuốc trị đau dạ dày, sát trùng vết thương và thuốc chống côn trùng.

Quả si rô được ứng dụng để điều trị các bệnh như ợ chua, ợ nóng, khó tiêu, rối loạn tiết niệu, loét do tiểu đường, đau dạ dày, táo bón, thiếu máu. Uống nước sắc từ lá cây Siro có thể hỗ trợ giảm sốt, trị tiêu chảy và đau tai.

Mặc dù chưa được công nhận rộng rãi trong y học hiện đại, si rô vẫn được sử dụng phổ biến dựa trên kinh nghiệm dân gian để dùng giải nhiệt, bổ sung vitamin và hỗ trợ chữa trị một số bệnh như chống nôn mửa, chống tiêu chảy và táo bón. ung thư phổi, ung thư biểu mô buồng trứng…

5.Những lưu ý khi dùng:

Những người sau đây nên cân nhắc và hạn chế ăn trái si rô:

– Người bị dị ứng da: Việc rửa sạch trái si rô trước khi ăn là cần thiết để loại bỏ mủ trắng này.

mủ trắng có thể gây kích ứng da nếu tiếp xúc trực tiếp.

 – Người đau dạ dày:

Trái xanh: Có vị rất chua, có thể gây kích thích dạ dày và làm tăng acid dạ dày, do đó không nên ăn trái si rô xanh khi bị đau dạ dày.

Quả si rô chín không ngọt hẳn nhưng vẫn có vị chua, do đó không phù hợp hoàn toàn với những người bị đau dạ dày

.- Người bị xuất huyết:

. Trái chín: Có tính cầm máu, do đó không nên ăn quá nhiều trái si rô chín nếu bạn có vấn đề về xuất huyết.

. Trái xanh: Có tính chất tăng cường xuất huyết, cũng không nên tiêu thụ quá mức.

Tóm lại, Theo các giảng viên dạy Cao đẳng Y sĩ đa khoa cho biết cây Siro không chỉ là một loại trái cây phổ biến mà còn mang nhiều tác dụng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Nó mang lại may mắn và sức khỏe cho gia đình, làm cảnh trang trí sinh động, và có thể được chế biến thành nhiều món ăn và đồ uống khác nhau. Cây Siro cũng có thể được sử dụng làm dược liệu để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, khi sử dụng làm thực phẩm hay thuốc, cần chú ý rằng quả Siro vừa hái xuống có mủ trắng có thể gây kích ứng da, nên cần rửa sạch trước khi sử dụng và không nên tiêu thụ quá nhiều nếu bạn có vấn đề về dạ dày hoặc xuất huyết. Điều này giúp ta tận dụng các lợi ích của cây Siro một cách an toàn và hiệu quả ./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Share this post