Cây nữ lang là một loài thân thảo, thường sinh trưởng ở các dãy núi cao trên 1.000m tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam như Sapa (Lào Cai), Yên Bái, Lai Châu. Bên cạnh đó, loài cây này cũng được tìm thấy ở một số tỉnh thuộc khu vực miền Nam, điển hình là Đà Lạt và Lâm Đồng. Vậy cây nữ lang có những công dụng gì?
Cây nữ lang có tác dụng gì?
Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Quốc Trung, giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, Cây nữ lang đã được sử dụng từ thời Hippocrates để điều trị các bệnh về tiêu hóa, đầy hơi và đường tiết niệu. Tác dụng an thần, hỗ trợ điều trị mất ngủ và các bệnh liên quan đến thần kinh của loài cây này đã được ghi nhận từ cuối thế kỷ 16.
Thành phần quan trọng nhất trong cây nữ lang là acid Valerenic và các dẫn xuất Valepotriates. Những hợp chất này có khả năng gắn kết với thụ thể GABA – một axit quan trọng giúp duy trì hoạt động của não bộ và điều hòa giấc ngủ. Nhờ đó, cây nữ lang có tác dụng ngăn chặn căng thẳng, lo âu, giúp cân bằng hoạt động của hệ thần kinh, tạo cảm giác thư giãn và dễ ngủ hơn.
Đặc biệt, khác với các loại thuốc an thần trong Tây y, sử dụng cây nữ lang trong thời gian dài không gây tác dụng phụ như nghiện thuốc, suy giảm trí nhớ, giảm tập trung hay ảnh hưởng đến hoạt động thể chất.
Nghiên cứu trên 11.168 bệnh nhân mất ngủ cho thấy: 94% người bệnh từ mức độ nhẹ đến trung bình đã cải thiện các triệu chứng như khó ngủ, trằn trọc, tỉnh giấc và mệt mỏi khi thức dậy sau khi sử dụng cây nữ lang.
Từ xa xưa, đồng bào dân tộc Mông ở vùng Tây Bắc đã biết dùng cây nữ lang để chữa mất ngủ. Ngày nay, qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh rằng cây nữ lang còn có nhiều công dụng khác, bao gồm:
-
An thần, hỗ trợ điều trị mất ngủ.
-
Chống co giật.
-
Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày.
-
Cải thiện sức khỏe tim mạch, hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim.
-
Bảo vệ tế bào gan, hỗ trợ điều trị viêm gan B.
Tác dụng của cây nữ lang theo Y học cổ truyền
Trong Đông y, bộ phận được sử dụng làm thuốc chủ yếu là rễ cây nữ lang, thu hái vào mùa thu và có thể dùng tươi hoặc phơi khô.
Theo Y học cổ truyền, nữ lang có vị ngọt, cay, tính ấm, không độc, đi vào hai kinh Tâm và Can. Vị thuốc này có tác dụng kích thích tiêu hóa, lợi trung tiện và sát trùng.
Ở Ấn Độ, cây nữ lang thường được dùng thay thế Hiệt thảo (Valeriana officinalis L.) để điều trị các bệnh thần kinh như hysteria, động kinh, rối loạn thần kinh chức năng và chấn thương tâm lý.
Ứng dụng của cây nữ lang trong điều trị bệnh
Điều trị mất ngủ: Sử dụng 10-15g cây nữ lang (cả thân và rễ) sắc nước uống hàng ngày.
Giảm đau dạ dày: Dùng rễ cây sao khô, tán thành bột mịn, pha nước uống ngày 2 lần, mỗi lần 4g.
Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, tăng cường sức khỏe: Dùng 10-15g cây nữ lang khô cùng với 20g dong riềng đỏ khô sắc nước uống hàng ngày.
Giảm căng thẳng, suy nhược thần kinh: Ngâm 100g nữ lang trong 1 lít rượu trắng ít nhất 1 tuần, sau đó uống 10-15ml/lần, ngày 2 lần Hoặc dùng 6-12g nữ lang sắc nước uống trong ngày kết hợp nữ lang 6g, ngũ vị tử 8g sắc nước uống.
Chữa cảm mạo: Sử dụng 15g cành lá nữ lang tươi, 3g gừng tươi sắc nước uống.
Chữa đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy: Kết hợp rễ nữ lang và xương bồ (mỗi loại 6-12g) sắc nước uống, pha thêm chút rượu trắng, chia uống 3-4 lần/ngày.
Chữa đau dạ dày co thắt, sốt cao hoảng hốt: Rễ nữ lang sấy khô, tán mịn, uống 3-4g/lần, ngày 2 lần, chiêu bằng nước sôi.
Chữa viêm dạ dày mãn tính: Sử dụng 15g rễ nữ lang, 10g sa nhân, 15g trần bì, 15g bạch truật sắc nước uống trong ngày.
Cây nữ lang phù hợp với những đối tượng nào?
Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội cho hay, Mặc dù có nhiều công dụng, cây nữ lang thường được sử dụng cho các trường hợp sau:
-
Người bị mất ngủ (bao gồm cả trẻ nhỏ).
-
Người mắc bệnh động kinh, co giật.
-
Người bị viêm dạ dày.
-
Người mắc bệnh tim mạch.
Lưu ý khi sử dụng cây nữ lang
Mặc dù cây nữ lang mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh tác dụng phụ, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc lương y trước khi sử dụng.