1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 1,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh từ cây Xương rồng ông

Xương rồng ông là một loại cây thường được trồng làm hàng rào hay làm cảnh, nhưng ít ai ngờ rằng xương rồng ông còn được xem là một cây thuốc quý dùng để chữa một số bệnh vô cùng hiệu quả.

Xương rồng ông thường được trồng để làm cảnh

Xương rồng ông thường được trồng để làm cảnh

Sơ lược thông tin về cây Xương rồng ông

Các bác sĩ, lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết Xương rồng ông có tên khoa học là Euphorbia antiquorum L, là loại cây thuộc họ Thầu dầu – Euphorbiaceae. Đây là loại cây nhỏ mọng nước, cao 1m -3 m hay hơn, phân nhiều cành. Cành có 3 cạnh lồi. Lá nhỏ, mọng nước, mọc ở trên cạnh lồi của cành, cuống rất ngắn. Hai lá kèm biến thành gai. Xương rồng ông thường ra hoa vào tháng 3 đến tháng 4 hằng năm, Cụm hoa mọc ở những chỗ lõm của mép cành, có 1-7 bao chung, họp thành ngù; mỗi bao chung nằm trên 2 lá bắc phân thùy rộng, các tuyến mật chẻ đôi. Trong bao chung có nhiều nhị tương ứng với các hoa đực thoái hóa và một nhụy ứng với một hoa cái. Quả nhỏ màu xanh, có 3 mảnh, mang vòi nhụy tồn tại.

Theo Y học cổ truyền, Xương rồng ông có vị đắng, tính hàn, có độc. Tác dụng: Thân cây có tác dụng tiêu thũng, thông tiện , sát trùng; Lá có tác dụng thanh nhiệt, hóa trệ, giải độc hành ứ; Nhựa cây xương rồng ông có công dụng tả hạ trục thuỷ, chống ngứa; Nhị hoa có được thanh nhiệt tiêu thũng.

Thành phần hóa học có trong cây Xương rồng ông

Theo chia sẻ của các giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết thân Xương rồng ông có chứa các triterpenoid: taraxerone, taraxerol, friedelan-3a-ol, friedelan-3b-ol, epifriedelanol. Còn có các acid citric, tartric và fumaric. Nhựa cây Xương rồng chứa euphorbol, euphol, b-amyrin. cycloartenol. Rễ cũng chứa taraxerol.

Một số bài thuốc chữa bệnh ứng dụng với cây Xương rồng ông

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh từ cây Xương rồng ông

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh từ cây Xương rồng ông

  • Trị  mụn nhọt, viêm da mủ: Dùng thân cành cạo bỏ gai, nướng trên lửa cho chín vàng, đập dập đắp lên chỗ đau. Hoặc dùng cành bổ dọc làm đôi, hơ nóng đắp.
  • Trị xơ gan cổ trướng: Nhựa mủ hòa bột gạo viên bằng hạt đậu xanh, uống 1-2 viên, cho tiêu chảy vừa chừng là được; có thai không dùng.
  • Chữa đòn ngã sưng đau: Dùng 30 g cành, cắt nhỏ, sao cháy đen, đổ nửa nước nửa rượu sắc uống.
  • Trị viêm dạ dày – ruột cấp tính: Dùng 30g-60 g cành tươi, gọt bỏ vỏ và gai, cắt nhỏ, rửa sạch mủ, để ráo, trộn vốc gạo rang cho cháy sém vàng, đổ 2 chén nước sắc uống.
  • Trị đau răng, sâu răng: Dùng 50 g cành, cạo bỏ gai, nướng chín vàng hoặc vùi tro nóng trong 1-2 giờ, giã nát với ít muối, ép lấy nước, ngậm 10 phút rồi nhổ (không được nuốt), sau đó súc miệng. Ngày ngậm 3-4 lần.
  • Trị đau lưng, cứng xương sống: Lấy cành non, cạo bỏ gai, giã nát, xào nóng, chườm đắp vào chỗ đau rồi nằm ngửa để thuốc ngấm.
  • Thuốc tẩy xổ: Tẩm 0,5 ml nhựa mủ vào thịt cá trê, nướng lên ăn. Thuốc xổ rất mạnh, các bác sĩ y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cũng lưu ý rằng không dùng cho người già yếu, phụ nữ có thai.

Share this post