1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

Biện pháp điều trị thiếu máu não tại nhà dễ thực hiện

Thiếu máu não gây mệt mỏi, chóng mặt, và khó tập trung, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. Khi triệu chứng nhẹ, nhiều người tìm cách điều trị tại nhà để cải thiện sức khỏe.

Biện pháp điều trị thiếu máu não tại nhà dễ thực hiện
Biện pháp điều trị thiếu máu não tại nhà dễ thực hiện

Sau đây bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cũng cấp một số phương pháp đơn giản và dễ thực hiện mà bạn có thể áp dụng hàng ngày để hỗ trợ điều trị thiếu máu não tại nhà.

Tổng quan về bệnh thiếu máu não

Thiếu máu não xảy ra khi lượng máu đến não không đủ để cung cấp oxy và dưỡng chất cần thiết. Các nguyên nhân có thể bao gồm huyết áp thấp, xơ vữa động mạch, căng thẳng kéo dài, thiếu máu… Người mắc bệnh thường gặp phải các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mất tập trung, mệt mỏi kéo dài, suy giảm trí nhớ, khó ngủ, tê bì tay chân…

Các cách điều trị thiếu máu não tại nhà dễ thực hiện

Dưới đây là một số phương pháp đơn giản và dễ thực hiện để điều trị thiếu máu não tại nhà, giúp cải thiện tuần hoàn máu và hỗ trợ sức khỏe não bộ.

Dinh dưỡng hợp lý: Chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn đến tuần hoàn máu và sức khỏe não bộ. Một trong những cách đơn giản để điều trị thiếu máu não là thay đổi chế độ ăn, ưu tiên các thực phẩm tốt cho não, như:

  • Cá chứa omega-3 như cá hồi, cá thu giúp tăng cường lưu thông máu.
  • Các loại hạt giàu vitamin E và chất chống oxy hóa như hạt óc chó, hạt hạnh nhân.
  • Rau xanh đậm chứa sắt và axit folic như cải bó xôi, súp lơ.
  • Trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, kiwi giúp tăng hấp thu sắt. Người bị thiếu máu não cũng nên hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thức uống có cồn và chất kích thích.

Uống đủ nước mỗi ngày: Nước giúp cải thiện tuần hoàn máu và hỗ trợ các chức năng cơ thể. Việc uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cải thiện lưu thông máu lên não. Bạn cũng có thể uống thêm nước ép trái cây như cam, lựu để bổ sung dưỡng chất.

Thay đổi thói quen sinh hoạt: Vận động đều đặn giúp cải thiện lưu thông máu và sức khỏe não bộ. Những người ít vận động thường dễ mắc phải tình trạng thiếu máu não. Để điều trị tại nhà, bạn nên:

  • Duy trì tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần (bơi lội, đi bộ, yoga…).
  • Ngủ đủ 7-8 giờ mỗi đêm và duy trì giờ giấc ngủ ổn định.
  • Giảm căng thẳng bằng cách nghe nhạc, thiền, hoặc tìm đến các sở thích cá nhân.

Massage đầu cổ: Massage giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm chóng mặt và đau đầu. Để thực hiện, bạn cần:

  • Chuẩn bị dầu massage như dầu oliu, dầu dừa.
  • Xoay tròn các ngón tay trên thái dương trong 2-3 phút, sau đó chuyển lên trán, đỉnh đầu và gáy.
  • Dùng ngón cái ấn nhẹ hai bên cổ và xoa bóp từ dưới lên trên để giảm căng thẳng.
    Massage đầu cổ mỗi ngày 10-15 phút sẽ giúp cải thiện sức khỏe não bộ.

Bác sĩ Cao đẳng Y Dược chia sẻ việc áp dụng những phương pháp này đều đặn sẽ giúp cải thiện tình trạng thiếu máu não, tuy nhiên, nếu triệu chứng không thuyên giảm hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2025
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2025

Bài thuốc dân gian trị thiếu máu não tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc tân dược, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị thiếu máu não như sau:

  • Nước ép củ dền: Củ dền giàu sắt và nitrat, giúp cải thiện lưu lượng máu. Bạn có thể uống nước ép củ dền tươi mỗi sáng, 3-4 lần/tuần.
  • Trà gừng: Gừng có tác dụng tăng cường lưu thông máu, đặc biệt tốt cho người bị huyết áp thấp. Bạn có thể pha trà gừng mật ong bằng cách đun sôi vài lát gừng tươi với 200ml nước, sau đó thêm 1 thìa mật ong và uống khi còn ấm.
  • Nghệ pha sữa: Nghệ chứa curcumin giúp lưu thông máu. Bạn trộn 1 thìa bột nghệ với 200ml sữa ấm, uống trước khi đi ngủ.
  • Trà táo đỏ: Táo đỏ bổ sung sắt cho não bộ. Bạn có thể đun 10 quả táo đỏ với 500ml nước trong 15 phút, thêm đường phèn nếu thích, uống mỗi ngày một lần.
  • Canh ngải cứu: Ngải cứu chứa nhiều dưỡng chất tốt cho máu và não. Bạn có thể nấu ngải cứu với thịt gà hoặc trứng để ăn, mỗi tuần 2-3 lần.

Các bài thuốc dân gian chỉ mang tính hỗ trợ, không thay thế điều trị y khoa. Nếu có triệu chứng nghiêm trọng như ngất xỉu, chóng mặt nặng, giảm nhận thức, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị đúng cách.

Share this post