Bơ là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng nhưng nếu dùng không đúng cách sẽ có tác dụng phụ. Vậy ăn bơ như thế nào là đúng cách để tốt cho sức khỏe.
Thành phần dinh dưỡng và tác dụng của quả bơ.
Theo Dược học Việt Nam, quả bơ có giá trị dinh dưỡng rất cao, thành phần của quả bơ rất giàu vitamin như A, D, E và các khoáng chất như canxi, sắt, đồng, magiê, phốtpho, kali, natri, kẽm mangan và selen.
Ăn quả bơ như thế nào đúng cách tốt cho sức khỏe.
Trong 450gr bơ có chứa hàm lượng dinh dưỡng bao gồm: Calo: 50, carbohydrate: 3 g, tổng lượng chất béo: 4.5 g, chất béo bão hòa: 0,5 g, chất béo không bão hòa đa: 0,5 g, Folate: 8%, chất béo không bão hòa đơn: 3 g, kali: 140 mg, chất xơ: 1 g , Protein: 1 g, Vitamin B2: 4%, Vitamin B6: 4%, Vitamin E: 4%, Vitamin B5 (Pantothenic acid): 4%, Magie: 2%, đồng: 2%, Vitamin C: 4%, sắt: 2%, Vitamin B1: 2%, Vitamin B3: 4%, Phospho: 2%, kẽm: 2%, mangan: 2%…
Thành phần của quả bơ có chứa hàm lượng muối thấp, chất xơ cao, có hàm lượng lutein cao, có chất carotenoid tự nhiên giúp mắt sáng và duy trì một làn da đẹp.
Quả bơ không có cholesterol mà lại có chứa chất béo đơn không bão hòa – đây là một loại chất béo tốt cho cơ thể giúp làm giãm hàm lượng cholesterol.
Quả bơ có thể sử dụng bằng nhiều cách như ăn trái, chế biến thành các món ăn, nước ép, tinh chế thành dầu ăn và dùng làm mỹ phẩm làm đẹp. Vì tác dụng của quả bơ rất tốt nên chị em còn sử dụng bơ thay vì bữa ăn chính để giảm cân và làm đẹp da.
Ăn quả bơ như thế nào đúng cách để tốt cho sức khỏe?
Mặc dù giàu dinh dưỡng nhưng nếu ăn không đúng cách sẽ gây tác dụng phụ. Để tốt cho sức khỏe, các bạn cần lưu ý:
– Ăn cả phần xanh đậm:
Nhiều người khi ăn bơ thường bỏ phần thịt xanh đậm ngay dưới vỏ bơ tuy nhiên đây là phần dinh dưỡng quý giá của quả bơ.
Phần chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất của quả bơ nằm ở phần thịt xanh đậm ngay dưới lớp da. Mọi người nên nhẹ nhàng dùng tay bóc vỏ bơ.
Những lưu ý khi ăn quả bơ.
– Hạn chế ăn bơ khi mang thai và cho con bú.
Trong trái bơ có chứa nguồn vitamin B6 dồi dào có tác dụng giảm bớt cơn buồn nôn ở phụ nữ khi mang thai và tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ và bé, hỗ trợ sản xuất hồng cầu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất khi mang bầu.
Tuy nhiên, ăn nhiều bơ trong khi mang thai và cho con bú có thể làm giảm khả năng sản xuất sữa. Nếu người mẹ cho con bú tiêu thụ bơ với số lượng lớn, các bé sẽ dễ bị đau bụng.
– Lưu ý ăn khi cơ địa quá mẫn cảm
Người có cơ địa dị ứng khi ăn có thể gặp vấn đề dị ứng với triệu chứng là phát ban, ngứa, mẩn đỏ ở da. Ăn quá nhiều bơ sẽ gây cảm giác ngứa ở miệng và sưng lưỡi.
Bên cạnh đó, người nhạy cảm với latex nên tránh dùng bơ vì nó làm tăng mức độ kháng thể IgE trong huyết thanh trong cơ thể dẫn tới phản ứng dị ứng.
– Tránh ăn nhiều bơ khi có vấn đề về gan
Trong trái bơ chứa nhiều collagen – một chất có tác dụng tái tạo da, giúp đẩy lùi sự lão hóa rất tốt. Tuy nhiên nếu ăn nhiều bơ, collagen có thể không được tiêu hóa hết, tích tụ trong gan và gây tổn hại cho gan.
– Muốn giảm cân nên ăn ít quả bơ
Bơ là một loại thực phẩm chứa lượng calo cao và nó sẽ làm bạn tăng cân.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, trong một ngày bạn chỉ nên dùng khoảng 2 thìa cà phê tương đương với 1/6 quả bơ là đủ vì mỗi thìa cà phê trái bơ, cơ thể bạn đã được cung cấp 5g chất béo và 55 đơn vị calo.
Để có được những giá trị dinh dưỡng cao từ quả bơ, theo các chuyên gia để chọn được trái bơ ngon, chín tự nhiên, bạn hãy quan sát phần vỏ bơ xem có căng bóng nhưng vẫn hơi sần sùi không.
Không nên chọn quả đã mền nhũn vì dễ bị nẫu.