1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Trong thời tiết giao mùa gần đây việc trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là nghẹt mũi là điều không thể tránh khỏi, hãy cùng Dược học Việt Nam tìm hiểu cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản nhất dưới đây.

Tre bị nghẹt mũi phải làm sao

Trẻ bị nghẹt mũi phải làm sao

Thời tiết thay đổi, ở trẻ có biểu hiện thở khò khè là dấu hiệu của bệnh về đường hô hấp như nghẹt mũi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng nghẹt mũi từ trẻ như môi trường không khí,cảm lạnh, dị ứng, mắc kẹt mũi, cảm cúm (đặc biệt nguy hiểm bởi bệnh do vi khuẩn và virut tấn công).

Trẻ nhỏ khi bị nghẹt mũi thường đi kèm với các triệu chứng khác như hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, thở bằng miệng… trong một số trường hợp trẻ bị nghẹt mũi nặng khiến lượng ô xi cung cấp cho cơ thể bé bị hạn chế có thể dẫn tới nhiều bệnh khác như ho đờm, nôn mửa, khó thở. Đặc biệt với trẻ sơ sinh nghẹt mũi cực nguy hiểm bởi khi bé bú sữa mẹ sẽ dễ bị sặc sữa do lượng ô xi cung cấp cho cơ thể bé bị hạn chế tối đa. Bởi thế với trẻ nhỏ trẻ sơ sinh các mẹ phải cực kì lưu ý tới những dấu hiệu khác lạ từ cơ thể trẻ. Dưới đây là một số biện pháp mà các mẹ cần biết để phòng và điều trị chứng nghẹt mũi ở trẻ.

Vệ sinh làm sạch mũi cho bé thường xuyên

Đa phần chứng nghẹt mũi suất hiện do môi trường tác động nên mũi của trẻ, các mẹ cần lưu ý thường xuyên vệ xinh mũi cho trẻ bằng các dung dịch vệ sinh an toàn như nhỏ nước muối sinh lý và vệ sinh bằng tăm bông để loại bỏ toàn bộ chất nhầy gây nghẹt mũi ở trẻ. Hoặc có thể tham khảo một số mẹo mát xa cho trẻ từ hai bên cánh mũi và sử dụng một số bài thuốc đông y theo tư vấn của bác sĩ

Vệ sinh môi trường vui chơi của bé

Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Vệ sinh khoang mũi đúng cách cho trẻ

Đặc biệt chứng nghẹt mũi của trẻ có một phần không nhỏ từ môi trường không khí mà trẻ vui chơi. Các mẹ cần lưu ý việc đầu tiên là làm sạch bầu không khí quanh bé, tránh xa phòng bếp và các loại khói thuốc đặc biệt cần hạn chế cho bé đến gần với thú cứng bởi lông của một số loại động vật có thể khiến triệu chứng của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn thậm trí là bệnh hen suyễn.

Luôn giữ ấm cho trẻ và trách tiếp xúc trực tiếp với các nguồn nhiệt

Các mẹ nên lưu ý luôn luôn giữ ấm cho cơ thể bé tại những vùng dễ tổn thương là cổ, ngực, lòng bàn tay và bàn chân. Đặc biệt cần tránh cho trẻ tiếp xúc với những nguồn nhiệt trực tiếp, như khi bé ngủ cần giữ không gian thoáng đãng và tránh gió. Không nên để điều hòa ở nhiệt độ thấp, và khi sử dụng điều hòa cần bật điều hòa trước tránh tình trạng tiếp xúc nhiệt đột ngột.

Trên đây là một số biện pháp giúp mẹ phòng tránh chứng nghẹt mũi của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Hi vọng với một số biện pháp đơn giản trên mẹ có thể chăm sóc bé một cách toàn thiện và mạnh khỏe nhất.

Le Nhan –Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur

Share this post