1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 1,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Dược học cảnh báo lạm dụng thuốc và những tai biến

Có rất nhiều bệnh gây ra khi bạn lạm dụng thuốc, dẫn đến virut kháng kháng sinh làm tác dụng ngược lại gây nguy hiểm. Dược học cảnh báo tác hại không muốn có.

duoc-si-canh-bao-lam-dung-thuoc

Rất nhiều bệnh do virut gây ra và chỉ cần vệ sinh cơ thể, có chế độ dinh dưỡng nâng cao thể trạng là bệnh đã tự khỏi mà không cần thuốc. Tuy nhiên, nhiều người có thói quen cứ thấy cơ thể bất thường là tự mua thuốc về uống. Thói quen này có hại cho sức khỏe mà chúng ta không thể lường trước được.

Lạm dụng thuốc khiến hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu

Hệ miễn dịch tạo ra các kháng thể và các tế bào đặc biệt để tấn công các sinh vật lạ xâm nhập, chúng có khả năng nhận diện và phản ứng lại các tác nhân, kẻ lạ mặt xâm nhập như: vi khuẩn, virut, ký sinh trùng…Hệ thống miễn dịch của cơ thể là mạng lưới của các tế bào, mô và các bộ phận bảo vệ cơ thể trước những nguy cơ bệnh tật và có thể nói đây là hàng rào phòng thủ tự nhiên của cơ thể sống.

Khi mới ho, sổ mũi, bác sĩ sẽ dặn dò người bệnh ăn uống nâng cao thể trạng, giữ vệ sinh cơ thể, không vội vàng dùng thuốc.

Lúc bình thường, cơ thể người chỉ có một vài kháng thể nhưng khi có kẻ lạ mặt (kháng nguyên) xâm nhập thì lập tức được nhận diện và tình trạng “khẩn cấp được ban bố”, cơ thể tự sản sinh ra nhiều kháng thể hơn, giúp chống lại các tác nhân gây bệnh. Sau khi tấn công, một số kháng thể sẽ được giữ lại mãi mãi để khi những tác nhân đó quay lại thì cơ thể đủ sức đánh bại chúng. Hệ miễn dịch càng hoạt động mạnh thì nguy cơ nhiễm bệnh càng thấp.

Do thói quen tự điều trị và quan niệm trong cộng đồng là: “Đói ăn rau, đau uống thuốc” nên nhiều người đã vội vàng uống thuốc ngay khi có những biểu hiện bất thường về sức khỏe. Khi mới có các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi đã vội dùng thuốc mà phổ biến là dùng các kháng sinh. Kháng sinh là những chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Mỗi loại kháng sinh chỉ tác động lên một số chủng vi khuẩn nhất định.

Các thuốc Tây Y kháng sinh không diệt được virut vì virut hoàn toàn khác biệt với vi khuẩn, nó không phải là một tế bào hoàn chỉnh mà chỉ là một bộ gene (DNA hoặc RNA) bao quanh là lớp vỏ protein chứa nhiều kháng nguyên, nên bắt buộc phải sống ký sinh bên trong tế bào chủ mà nó xâm nhiễm. Do virut nằm trong vật chất di truyền của tế bào chủ nên nếu kháng sinh tiêu diệt thì đồng nghĩa với diệt cả tế bào chủ (của người và động vật). Virut còn có khả năng nằm ẩn mình vài năm hoặc lâu hơn trong tế bào trước khi phát bệnh và luôn thay đổi hình dạng nên có khả năng kháng lại thuốc rất cao. Điều đó dẫn đến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu và không còn khả năng chống lại kháng nguyên.

duoc-si-canh-bao-nhung-luu-y-khi-su-dung-thuoc-3

Vì sao không được dùng thuốc kháng sinh khi nhiễm virut?

Hầu hết các trường hợp sốt do viêm mũi họng, tiêu chảy… là do virut, do đó không nên dùngkháng sinh. Chúng ta cần hiểu rằng sốt không phải là một bệnh mà chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể khi bị nhiễm khuẩn. Sốt giúp chống lại nhiễm khuẩn bằng cách khởi động hệ miễn dịch của cơ thể. Thuốc kháng sinh ngoài tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh còn tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi. Vì vậy, lạm dụng kháng sinh thì cơ thể dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn hơn. Điều này dễ nhận thấy nhất là ở trẻ em. Những trẻ uống kháng sinh nhiều thì sẽ dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn. Trong khi đa số cảm, ho, sổ mũi, sốt… ở trẻ là do virut và “thuốc” điều trị tốt nhất là thời gian (để bệnh tự khỏi) và dùng các thuốc điều trị triệu chứng.

Ho không phải là một bệnh mà là cơ chế giúp tống vi khuẩn, virut, chất nhầy ra khỏi đường hô hấp trên và hô hấp dưới. Chính dịch nhầy tiết ra từ đường hô hấp là nguồn dinh dưỡng béo bở cho vi khuẩn, cần phải tống ra ngoài nên ta không vội vã dùng kháng sinh và thuốc ức chế phản xạ ho ngay lúc mới bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, ho chính là phản xạ tự vệ rất quan trọng của cơ thể, giúp đẩy chất nhầy ra khỏi túi phế nang trước khi nhiễm trùng đặt chân vào đây.

Một sai lầm thường gặp trong điều trị tiêu chảy mà Tin tức Y Dược cho biết đó là dùng kháng sinh bất kể nguyên nhân gì, việc dùng kháng sinh sẽ làm tăng phóng thích độc tố, làm rối loạn cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bệnh nhân càng tiêu chảy nặng hơn. Trong trường hợp tiêu chảy do virut thì kháng sinh không có tác dụng mà còn làm cho bệnh nhân mệt mỏi thêm… Trường hợp này chỉ cần lưu ý bổ sung nước và điện giải.

duoc-si-canh-bao-nhung-luu-y-khi-su-dung-thuoc

Hậu quả khó lường

Trước hết, chúng ta phải nói về nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng lạm dụng thuốc. Đó là do bệnh nhân nhầm lẫn là kháng sinh chữa bách bệnh… nên đã dùng thuốc không đúng loại bệnh, không tuân thủ điều trị, dùng không đủ liều lượng và thời gian quy định của kháng sinh.

Việc lạm dụng thuốc không mang lại hiệu quả điều trị mà còn gây tác hại khôn lường. Trước hết là gây lãng phí, tăng chi phí điều trị trong khi hiệu quả điều trị không tăng. Tiếp theo là gây khó khăn cho việc chẩn đoán: dùng kháng sinh không kiểm soát sẽ làm lu mờ, mất triệu chứng của một bệnh liên quan; dễ gây phản ứng dị ứng, shock phản vệ thậm chí tử vong; nguy hiểm nhất là lạm dụng kháng sinh dẫn đến kháng thuốc, sau này khi cần thì không còn kháng sinh để diệt vi khuẩn gây bệnh nữa; bệnh nhân có nguy cơ bệnh nặng hơn và có thể tử vong ngay cả khi mắc phải các bệnh thông thường.

Share this post