Chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày thiếu canxi và kali có thể là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh sỏi thận ở nhiều người.
Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết: việc tiêu thụ quá ít Kali, Canxi, Caffein, Phytate làm tăng tỷ lệ mắc phải sỏi thận cao hơn so với thông thường.
Caffeine giúp tăng cường sức khỏe thận
Sử dụng caffeine với liều lượng phù hợp không những không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ mà còn đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của người sử dụng, có những nghiên cứu công bố trên tạp chí Bệnh Thận Hoa Kỳ vào năm 2021 cho thấy sử dụng từ 1 đến 1,5 tách cà phê mỗi ngày giúp hạn chế nguy cơ mắc phải các bệnh liên quan đến thận . Nhưng có một số đối tượng vẫn nên hạn chế sử dụng caffeine như người mắc bệnh cao huyết áp, có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và hen suyễn,…
Phytate giúp loại bỏ các nguy cơ gây ra sỏi thận
Axit phytate là loại axit có sẵn trong tự nhiên, thường có nhiều trong các loại cây họ đậu, hạt, quả hạch,…Axit phytate có khả năng giúp cơ thể hấp thụ các khoáng chất từ thực phẩm tốt hơn, phytate có năng lượng hấp thụ canxi và bài tiết canxi trong nước tiểu giúp tăng cường sức khỏe của thận và loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây sỏi thận. Ngược lại, nồng độ phytate trong cơ thể quá thấp cũng có thể gây ra tình trạng sỏi thận.
Một số loại thực phẩm chứa hàm lượng phytate cao có thể kể đến như:
Hạnh nhân
Hạt phỉ
Đậu lăng
Ngô
Đậu phộng
Đậu Hà Lan.
Kali là chất dinh dưỡng thiết yếu đối với thận
Canxi và Kali có công dụng tuyệt vời trong việc bảo vệ và ngăn ngừa cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Kali có tác dụng làm giảm nồng độ canxi trong nước tiểu, giúp ngăn ngừa sự hình thành của sỏi thận. Theo các chuyên gia, chế độ ăn thiếu kali là yếu tố rõ ràng nhất dẫn đến sự hình thành của sỏi thận.
Một số loại thực phẩm có chứa nhiều kali là:
Chuối
Khoai lang
Khoai tây trắng
Dưa hấu
Củ cải
Bí đỏ
Bổ sung nước lọc
Nước lọc là loại nước tốt nhất trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho thận và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Làm cho cơ thể luôn được cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết sẽ giữ cho nước tiểu loãng, từ đó khó có nguy cơ sỏi thận hình thành bên trong cơ thể. Ngoài đó uống nhiều nước còn giúp loại bỏ các viên sỏi thận với kích thước nhỏ trong thận nếu chúng đã hình thành từ trước đó. Vì vậy, việc uống nước là vô cùng quan trọng đối để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh sỏi thận hay để mau chóng hồi phục khi mắc bệnh. Các chuyên gia khuyến nghị mỗi người nên uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày và nên uống nhiều lần trong ngày, tuyệt đối không uống quá nhiều lượng nước trong một lần uống.
Màu sắc của nước tiểu cũng giúp bạn nhận thấy tình trạng sức khỏe một cách khách quan, nước tiểu có màu trắng trong chứng tỏ lượng nước bạn nạp vào cơ thể vừa đủ. Ngược lại, nếu có màu vàng sẫm thì chứng tỏ cơ thể đang thiếu nước và tình trạng sức khỏe đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lúc này bạn cần phải bổ sung lượng nước nhiều hơn so với thông thường.
Nước trái cây là một lựa chọn thay thế tạm thời hiệu quả
Theo các bác sĩ đang giảng dạy Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: ngoài nước lọc bạn cũng có thể bổ sung thêm một số loại nước trái cây, nước hoa quả có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho việc tăng cường sức khỏe của thận như:
Nước cam ép: Có khả năng ngăn chặn sỏi thận nhờ chất citrate.
Trà lựu: Hỗ trợ thải độc, giảm hàm lượng axit có trong nước tiểu.
Trà gừng: Chống viêm, kháng khuẩn, tốt cho hệ tiêu hoá.
Trà húng quế: Có chứa axit axetic hỗ trợ tiêu diệt sỏi thận.
Nước chanh: Chứa citrate giúp hoà tan sỏi thận
Trên cơ sở của nghiên cứu, các tác giả khuyến nghị mọi người nên sử dụng ít nhất 120g canxi mỗi ngày để ngăn ngừa sỏi thận xuất hiện hay tái phát. Các sản phẩm chứa nhiều canxi và kali bạn nên sử dụng là sữa, đậu phụ và các loại rau củ quả…