1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 3,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Thuốc dị ứng và các lưu ý khi sử dụng

Ngứa ngáy, nổi mề đay, sổ mũi, hắt hơi là các triệu chứng thường gặp khi cơ thể bạn bị dị ứng. Giải pháp được sử dụng phổ biến là dùng thuốc dị ứng để điều trị tuy nhiên bên cạnh hiệu quả cũng sẽ có những tác dụng phụ có thể gặp mà nhiều người không lường trước được.

Ngứa ngáy nổi mề đay

1.Dị ứng là gì

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Dị ứng là một phản ứng của hệ thống miễn dịch trước những chất lạ. Chất gây dị ứng được gọi là dị nguyên. Dị nguyên có thể bao gồm một số loại thực phẩm, lông động vật, côn trùng cắn, không khí hay phấn hoa…. Kháng thể là các chất được hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra. Khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, phản ứng của hệ miễn dịch giữa kháng thể với dị nguyên làm cơ thể hình thành các bệnh lý như nổi mề đay, viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng, hen phế quản,  hắt hơi….

Dựa theo tiến triển bệnh, có thể chia dị ứng thành  2 dạng:

  • Dị ứng cấp tính: kéo dài trong 24 giờ hoặc dưới 6 tuần
  • Dị ứng mạn tính: kéo dài trên 6 tuần

2.Nguyên nhân gây dị ứng

Những nguyên nhân gây nên dị ứng rất đa dạng. Trong không khí thực chất chứa nhiều tác nhân như phấn hoa, mạt bụi, nấm mốc, lông động vật… có thể dẫn đến tình trạng dị ứng khi tiếp xúc. Một số loại thực phẩm, đặc biệt là đậu phộng, lúa mì, cá, tôm, cua… hay các nhóm thuốc, nhất là kháng sinh nhóm penicillin cũng dễ gặp phải tình trạng dị ứng.Các nguyên nhân khác có thể kể đến như di truyền, độ tuổi, chủng tộc…Trong đó, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh hen suyễn hoặc dị ứng sẽ dễ bị dị ứng hơn.

3.Thuốc dị ứng

Thuốc dị ứng là thuốc nhằm làm thuyên giảm các triệu chứng do dị ứng gây ra. Thuốc dị ứng có chức năng sản sinh các đối kháng để ngăn chặn dị ứng hoặc tránh kích hoạt các tế bào và quá trình dị ứng.

Thuốc dị ứng là thuốc nhằm làm thuyên giảm các triệu chứng do dị ứng gây ra

Một số loại thuốc được sử dụng điều trị dị ứng:

1.Thuốc kháng histamin

Nhóm thuốc kháng histamin giúp điều trị dị ứng bằng cách ngăn chặn tác động của histamin. Histamin là chất nội sinh, có vai trò sinh lý nhất định. Histamin tồn tại trong cơ thể ở dạng tự do có hoạt tính và dạng liên hợp không có hoạt tính, dạng liên hợp được dự trữ trong dưỡng bào. Histamin phóng thích bởi hệ miễn dịch trong suốt quá trình xảy ra phản ứng dị ứng, gây ra triệu chứng dị ứng bên ngoài cơ thể như hắt hơi, ngứa mắt, chảy nước mắt, sổ mũi… Các thuốc chứa hoạt chất kháng histamin thế hệ 1 như diphenhydramine, chlorpheniramine….Thuốc kháng histamin thế hệ 2 gồm desloratadine, fexofenadin, levocetirizine, loratadine….

2.Thuốc corticoid

Thuốc tân dược corticoid có tác dụng làm giảm các triệu chứng dị ứng như mẩn đỏ, ngứa ngáy, phù nề… Thuốc được sử dụng dưới nhiều hình thức như kem, mỡ bôi da, thuốc xịt mũi, thuốc nhỏ mắt hay tiêm đối với những người có triệu chứng dị ứng nặng.

3.Thuốc chống sung huyết

Thuốc chống sung huyết có tác dụng làm giảm nghẹt mũi. Thuốc có 2 dạng là dạng xịt mũi và viên uống. Lưu ý khi sử dụng dạng thuốc xịt mũi không nên sử dụng trong nhiều ngày dễ gây ra tác dụng phụ không mong muốn và tình trạng nghẹt mũi có thể trở nên nặng hơn.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc chống dị ứng, cũng có thể áp dụng một số phương pháp điều trị thay thế tại nhà để giảm bớt triệu chứng khó chịu như rửa mũi. Đây là một lựa chọn đơn giản, dễ thực hiện để rửa sạch các chất gây dị ứng và chất nhầy ra khỏi mũi, giúp việc hít thở dễ dàng hơn. Sử dụng nước muối sinh lý để xịt rửa mũi loại bỏ các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn ra khỏi mũi. Nước muối sinh lý với thành phần đơn giản, so với các thuốc xịt mũi ít gây kích ứng hơn.

4.Một số lưu ý khi sử dụng thuốc kháng dị ứng

Ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ Cao đẳng Dược cần lưu ý:

  1. Thuốc kháng histamin thế hệ 1 gây nên tình trạng buồn ngủ, mức độ từ ngủ gà đến ngủ sâu. Do đó những người làm công việc cần tập trung cao độ và đòi hỏi sự an toàn như lái xe, thợ điện, những người làm việc trên cao cần hết sức chú ý, sử dụng thuốc kháng histamin thế hệ 2 thay vì thế hệ 1.
  2. Thuốc gây tác dụng phụ bí tiểu, những người bị bệnh phì đạituyến tiền liệt, tắc đường niệu nên thận trọng chú ý khi sử dụng.
  3. Không nên sử dụng thuốc khi đang sử dụng thuốc an thần hay các chất kích thích như rượu bia.
  4. Dù là thuốc uống hay tiêm trước khi sử dụng nên hỏi ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

5.Những cách giúp phòng chống dị ứng

  • Cần hạn chế tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng. Nếu biết rõ cơ thể mình bị dị ứng với tác nhân nào (phấn hoa, bụi, lông động vật, thức ăn…) thì trong cuộc sống nên tránh tiếp xúc và ăn những thực phẩm có thể làm cho bản thân mình bị dị ứng, cân bằng chế độ ăn bằng các thực phẩm thay thế.
  • Đối với trẻ em khi có các triệu chứng dị ứng cần tìm ra nguyên nhân để có thể đề phòng và có biện pháp điều trị phù hợp.
  • Trong khoảng thời gian sau sinh cho con bú bằng sữa mẹ cũng sẽ phần nào giúp trẻ hạn chế được dị ứng.
  • Cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám nếu các triệu chứng dị ứng không hết hoặc gặp tình trạng nặng hơn.

XEM THÊM: DUOCHOCVIETNAM.EDU.VN

Share this post