1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bạn biết gì về “thuốc giải biểu” trong Y học cổ truyền?

Thuốc giải biểu là thuốc có tác dụng phát hãn (làm ra mồ hôi), phát tán, được dùng khi hàn tà hoặc nhiệt tà còn ở phần biểu. Khi dùng có thể tùy theo từng thể bệnh mà phối hợp cho phù hợp. Chỉ dùng thuốc giải biểu khi cần thiết, với số lượng vừa đủ; vì khí vị của chúng chủ thăng, chủ tán dễ làm cho hao tổn tinh dịch.

Bạn biết gì về “thuốc giải biểu” trong Y học cổ truyền?

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Khi tà đã giải thì ngưng thuốc. Khi tà nhập lý có thể chuyển sang dùng thuốc khử hàn hoặc thuốc thanh nhiệt; hoặc dùng cả hai loại gọi là biểu lý song giải. Qua bài viết sau, hãy cùng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về một số thuốc giải biểu thường gặp trong Y học cổ truyền.

Thông thường thuốc giải biểu được chia làm 2 loại:

– Thuốc giải biểu, loại có vị cay tính ấm.

– Thuốc giải biểu loại có vị cay tính mát (thuốc tân lương giải biểu, thuốc phát tán phong nhiệt)

I. THUỐC GIẢI BIỂU CAY ẤM (tân ôn giải biểu, phát tán phong hàn)

–  Thuốc có vị cay, tính ấm. Phần lớn quy kinh Phế.

– Công dụng: Phát hãn giải biểu, phát tán phong hàn, chỉ thống, do làm tăng dương khí, thông kinh lạc. Do đó thuốc giải biểu được dùng để điều trị các bệnh cảm mạo phong hàn, sốt, sốt cao, rét run, đau đầu, nghẹt mũi, đau mỏi cơ. Lưu ý, một số vị thuốc mang tính đặc hiệu cần phải hiểu rõ như: Quế chi trục thai chết lưu; tế tân chữa đau răng; bạch chỉ chữa đau đầu phần trán và trừ mủ, ma hoàng chữa hen,…

1. Quế chi

1.1 Bộ phận dùng: cành nhỏ của cây Quế

1.2 Công dụng

– Giải biểu tán hàn.

– Thông dương khí.

– Ôn kinh thông mạch, dùng điều trị các bệnh phong hàn thấp, dẫn đến đau nhức xương khớp.

– Giảm đau, hoạt huyết

– Ôn thận hành thủy.

1.3 Liều dùng: 4- 20 gr dạng thuốc sắc

Kiêng kỵ: Người âm hư hỏa vượng, có chứng thấp nhiệt, đau bụng, các chứng xuất huyết, phụ nữ có thai không được dùng.

2. Sinh khương (Gừng tươi)

2.1. Bộ phận dùng: Thân rễ tươi cây Gừng

2.2 Công dụng:

– Phát tán phong hàn, chữa chứng cảm mạo do phong hàn tà

 – Làm ấm vị, cầm nôn.

 – Hóa đờm chỉ ho.

– Lợi niệu tiêu thũng.

– Gừng còn được dùng trong phương pháp “cứu” gián tiếp trên các huyệt.

2.3. Liều dùng: 4 -12 gr dạng thuốc sắc

Kiêng kỵ: Những người bị ho do phế nhiệt và nôn do vị nhiệt không nên dùng.

3. Kinh giới

3.1. Bộ phận dùng: Toàn cây

3.2 Công dụng:

–  Phát hãn giải cảm hàn.

– Giải độc,…

– Khí ứ, chỉ huyết.

– Khử phong chỉ kinh

– Lợi tiểu

3.3 Liều dùng: 4 -16 gr dạng thuốc sắc. Tươi có thể 100 gr.

Kiêng kỵ: Động kinh, sởi đậu mọc, mụn nhọt đã vỡ không nên dùng.

4. Tô diệp

4.1. Bộ phận dùng: lá cây

4.2 Công dụng:

– Phát hãn giải cảm hàn.

– Kiện vị, chỉ nôn.

– Chỉ ho khử đờm

– Hành khí an thai..

– Giải độc sát khuẩn: Tô ngạnh và tô diệp đốt xông khói hoặc nấu nước xông hơi để làm sạch không khí trong nhà có người bệnh sởi, đậu.

4.3 Liều dùng: 4-12 gr dạng thuốc sắc

Kiêng kỵ: Người biểu hư, mồ hôi nhiều, mồ hôi trộm không nên dùng.

Tô diệp (lá tía tô)

II. THUỐC GIẢI BIỂU CAY MÁT (Tân lương giải biểu, Phát tán phong nhiệt).

– Thuốc có vị cay tính mát, phần lớn quy kinh phế.

– Công dụng chung: Theo tin tức ngành dược là phát tán phong nhiệt, giải biểu nhiệt, chỉ thống; dùng trong cảm mạo phong nhiệt, sốt cao, đau đầu.

1. Bạc hà

1.1 Bộ phận dùng: Toàn cây

1.2 Công dụng:

– Phát hãn, giải cảm nhiệt.

– Trừ phong giảm đau, đau đầu, đau mắt đỏ do phong nhiệt, họng đau sưng đỏ.

– Chỉ ho, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như mạch môn, huyền sâm.

– Giải độc,…

1.3 Liều dùng: từ 2-12 gr

Kiêng kỵ: Không nên dùng đối với người khí hư huyết táo, can dương thịnh biểu hư, mồ hôi nhiều. Không dùng cho trẻ dưới 3 tuổi.

2. Thuyền thoái (Xác ve sầu)

2.1 Bộ phận dùng: Xác lột ve sầu

2.2 Công dụng

– Giải biểu, tán phong nhiệt

– Giải độc, làm cho sởi đậu mọc,…

– Trấn kinh an thần: dùng cho trẻ em sốt cao, co giật.

2.3 Liều dùng: 4-12 grKiêng kỵ: Người có chứng hư và không có phong nhiệt không dùng. Thận trọng đối với phụ nữ có thai.

Thuyền thoái (xác lột ve sầu)

3. Tang diệp

3.1 Bộ phận dùng: Lá cây dâu tằm.

3.2 Công dụng:

– Giải cảm nhiệt, miệng khát, sốt cao, đau đầu, ho khan.

– Cố biểu, liễm hãn.

– Thanh can minh mục: dùng khi kinh can bị phong nhiệt, mắt đỏ sưng đau, viêm kết mạc, hoa mắt, chảy nước mắt nhiều.

3.3 Liều dùng: 6-12gr

4. Cúc hoa

4.1. Bộ phận dùng: Hoa phơi khô của cây hoa Cúc

4.2 Công dụng:

– Giải cảm nhiệt, sốt do cảm mạo, đau đầu, đau mắt đỏ.

– Thanh can minh mục (sáng mắt): dùng khi can khí bị phong nhiệt, mắt sưng đau, đỏ, ũng thũng, chóng mặt.

– Bình can hạ huyết áp, phối hợp với các thuốc khác dùng dạng hãm.

– Giải độc, chữa mụn nhọt, đinh độc, dùng cúc hoa vàng 16gr, cam thảo 20gr.

Cúc hoa

4.3 Liều dùng: 4-24 gr

Theo giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết: Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, hoặc đau đầu do phong hàn không nên dùng.

XEM THÊM: DUOCHOCVIETNAM.EDU.VN

Share this post