1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 3,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Dâu tằm vị thuốc có nhiều tác dụng chữa bệnh

Dâu tằm, loại cây được biết đến trồng để lấy lá nuôi tằm từ lâu đời, đồng thời còn là vị thuốc có nhiều tác dụng chữa bệnh như an thần, thanh nhiệt, giảm đau trong viêm xương khớp, hạ huyết áp, tiêu viêm, lợi tiểu…Không chỉ có vậy, gần như toàn bộ các bộ phận trên cây Dâu tằm đều được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Cây,Lá và quả Dâu tằm

Bạn hãy cùng Giảng viên trường Cao đẳng y dược Pasteur tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

 1.Đặc điểm chung cây Dâu tằm

Tên gọi khác: Dâu ta, Tang, Tầm tang…

Tên khoa học Morus alba .  Moraceae  .thuộc họ Dâu tằm

1. Mô tả thực vật

Là loại cây thân gỗ từ nhỏ đến nhỡ. Thường có chiều cao trung bình khoảng 3m, có thể cao tới 15 – 20m. Sống khoảng 8 – 12 năm, hoặc lâu hơn. Cành mềm, khi non có lông, sau nhẵn và có màu xám trắng. Chồi nách nhỏ màu nâu vàng. Vỏ thân có nốt sần sùi

Lá so le, hình tim hoặc hình trứng rộng. có mũi nhọn ở đầu, phiến mỏng, mềm, mép có răng cưa, chia 4 – 5 thùy hơi nhọn,

Hoa đơn tính, cùng gốc hay khác gốc. Có cụm hoa đực có hình đuôi sóc dài 1,5 – 2cm, có 4 là đài. cụm hoa cái là bông ngắn hình hình cầu dài 1 cm, hoa có 4 lá đài, bầu có 1 noãn.

Quả loại phức gồm nhiều quả bế bọc trong các lá đài mọng nước, khi chín màu đỏ hay đỏ hồng sau đen. Vị hơi chua và ngọt, khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Mùa quả vào cuối tháng 3- tháng 7

2. Phân bố

Dâu tằm có nguồn gốc ở Trung Quốc. Sau được phân tán khắp các vùng cận nhiệt đới và ôn đới các nước châu Á và thế giới. Cây Dâu tằm ưa sang, ưa ẩm, thường được trồng ở bãi sông, nơi đồng cao và đất bằng cao nguyên.

Ở miền Bắc nước ta, dâu được trồng nhiều ở vùng bãi sông: sông Hồng, sông Thái Bình. sông Đáy. Ở Miền Nam, Lâm Đồng là tỉnh được trồng nhiều và nó mọc hoang hoặc trồng rải rác ở ĐBSCL. Trong nhà dân, người ta thường được trồng một vài cây, vừa hàng rào vừa làm thuốc nam.

2.Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Dâu tằm đã được trồng để lấy lá nuôi tằm từ lâu đời, nhiều bộ phận khác thu hái làm thuốc.

bao gồm có:

Lá dâu (Tang diệp), cành dâu (Tang chi),  quả dâu chín (Tang thầm), vỏ rễ dâu (Tang bạch bì), ký sinh trên cây dâu (Tang ký sinh), tổ bọ ngựa trên cây dâu (Tang phiêu tiêu)

Thu hái, chế biến

+ Lá dâu thu hái quanh năm.

+ Cành Dâu: Thu hái quanh năm, chọn cành non có đường kính 0,5 – 1,5 cm, bỏ hết lá, chặt ngắn khoảng 1cm, thái mỏng, phơi khô. Trước khi dùng, có thể sao vàng hoặc tẩm rượu sao.

+ Quả dâu chin thu hái vào đúng mùa khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4

+ Quả dâu chín hái về có thể đem ngâm rượu.

+ Vỏ rễ: Chọn rễ tốt, rửa sạch, cạo bỏ hết lớp vỏ ngoài màu vàng nâu, lấy phần trong màu trắng ngà, cắt từng đoạn dài 25 – 50cm, rửa sạch phơi hay sấy khô. Sử dụng sống hoặc tẩm mật sao vàng.

Các bộ phận khác phơi khô dùng dần. để nơi sạch sẽ, khô thoáng, kín. tránh chỗ ẩm thấp,

Tang bạch bì (Vỏ rễ Dâu tằm)

3.Thành phần hóa học có trong Dâu tằm

Theo thuốc đông y trong lá Dâu tằm chứa caroten, tanin, rất ít tinh dầu, vitamin C, rất ít tinh dầu, cholin, adenin, trigonellin. Ngoài ra còn có pentose, đường, canxi malat, canxi carbonat. và Quercetin

Hợp chất alkaloid chiếm hàm lượng cao nhất là Deoxynojirimycin (DNJ) có trong lá. Đây là hợp chất quan trọng trong phòng và chữa trị bệnh đái tháo đường.

Quả Dâu chứa đường (glucose và fructose), acid malic và acid succinic, protein, tanin, vitamin C, caroten.. Trái dâu chín giàu anthocyanis cho thấy hoạt động chống oxy hóa cao.

Vỏ rễ Dâu chứa các flavonoid bao gồm mulberin, mulberronchromen, … Ngoài ra, vỏ rễ còn chứa các acid hữu cơ, pectin, tanin,.

4.Tác Dụng Dược Lý Của Dâu tằm

1.Theo y học cổ truyền

Trong Đông y:

+ Lá Dâu (Tang diệp) có vị đắng, ngọt, tính hàn, vào 2 kinh can và phế có tác dụng tán phong, thanh nhiệt, sáng mắt, lương huyết,.

+ Vỏ rễ Dâu (Tang bạch bì) có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, vào kinh phế, có tác dụng giảm ho, trừ đờm, thanh phế nhiệt, hạ suyễn, tiêu sưng. lợi thủng,

+ Cành Dâu (Tang chi) có vị đắng nhạt, tính bình, vào kinh can có tác dụng trừ phong thấp, lợi các khớp, thông kinh lạc, tiêu viêm, hạ nhiệt, giảm đau.

+ Quả Dâu (Tang thầm)có vị ngọt, chua, tính hàn, vào 2 kinh can và thận, có tác dụng dưỡng huyết, bổ gan thận, trừ phong, dùng chữa bệnh tiêu khát, ù tai, huyết hư, tiện bí, minh nhĩ mục (thính tai sáng mắt) và làm đen râu tóc…

2.Theo y học hiện đại

+ Tác dụng ức chế vi khuẩn

Cao của lá và thân cành cây Dâu có tác dụng ức chế các vi khuẩn gram dương và các men. Do đó ức chế sự phát triển của các chủng vi khuẩn Klebsiella pneumonia, Candida albicans, Mycobacterium phlei. , Staphylococccus aureus..

+ Tác dụng an thần và hạ huyết áp  

Lá và vỏ rễ Dâu tằm có tác dụng làm hạ huyết áp . Đồng thời còn có tác dụng giãn mạch, an thần gây ngũ nhẹ.Vỏ rễ Dâu có tác dụng tương tự acetylcholin như: hạ huyết áp, giãn mạch ngoại biên, ức chế tim, co nội mạch tạng trên ếch

+ Tác dụng hạ đường huyết

Từ thí nghiệm Cao chiết với methanol và nước từ vỏ rễ Dâucó tác dụng làm giảm mức đường huyết ở chuột nhắt.

+ Giảm các triệu chứng của bệnh cảm lạnh

Dùng Trà dâu tằm để điều trị gan và các chứng bệnh. Làm thuốc chữa trị nhức đầu, đau mắt, ho, sốt và đau họng. hạn chế Sự phát triển của các chủng vi khuẩn giúp ngăn ngừa bệnh viêm họng hạt. giảm các triệu chứng cảm lạnh có thể uống trà dâu tằm.

Trà lá dâu tằm có thể giúp bạn cải thiện các triệu chứng cảm lạnh

5.Một số bài thuốc từ cây Dâu tằm

1.Chữa trị chứng ho dai dẳng lâu năm

Vỏ cây Dâu tằm và Vỏ rễ chanh mỗi vị 10g.

Đem sắc với nước uống trong ngày/1 thang.

2.Chữa trị viêm phế quản mạn tính

Vỏ rễ Dâu tằm,Rau má, Mạch môn mỗi vị 16g, Bách bộ ,Trần bì và Bán hạ chế mỗi vị 6g.

Sắc uống 1 thang/ngày, uống liên tục trong thời gian dài.

3.Chữa trị sưng phổi, sốt, trẻ ho gà, đờm suyễn

Vỏ rễ cây Dâu tằm tẩm mật sao qua, Mạch mao, Ngưu tất, mỗi vị 10g, Xuyên tâm liên 5g.Sắc uống. Ngày 1 thang.

4.Chữa trị ho ra máu

Vỏ rễ Dâu tằm,Thiên môn, Cúc hoa , Cỏ nhọ nồi,, Mạch môn, quả Dành dành, Sinh địa và Trắc bách diệp mỗi vị 12g. Sắc uống 1 thang/ngày.

5.Chữa trị chứng ra mồ hôi tay ở người lớn và mồ hôi trộm ở trẻ em

Lá dâu tằm 12g, Liên kiều, Bạc hà, Cúc hoa, Hạnh nhân đồng lượng mỗi vị 12g. Cam thảo 4g, Lô căn 20g,  Sắc uống 2 lần trong ngày.

6.Bồi bổ sức khỏe, chữa thiếu máu, mất ngủ.

Tổ con bọ ngựa trên cây dâu (tang phiêu diêu)1 cái, nướng khô, tán nhỏ,uống cùng với 1 chút rượu lúc đói, 2 lần/ngày.

(tang phiêu diêu)Tổ bọ ngựa trên cây dâu

7.Chữa Trị tiểu buốt, nước tiểu đục

Trái dâu tươi 30g, gạo nếp tẻ50-60g, đường phèn vừa đủ.

Gạo nếp tẻ và quả dâu vo rửa sạch, thêm nước vào nấu cháo, khi cháo chín thêm ít đường phèn cho đủ ngọt. ăn trong ngày.

8.Chữa trị mất ngủ, khó ngủ, da khô xạm, thị lực kém và tóc bạc sớm.

Trái dâu tằm chín và rượu trắng trên 40 độ, với lượng thích hợp.

Ngâm với rượu trắng theo tỷ lệ khoảng 1/3 (1kg dâu ngâm trong 3 lít rượu), sau 15 ngày có thể sử dụng; uống 10-15ml/lần.

9.Chữa trị viêm đa khớp mạn tính dạng thấp

Cành Dâu tằm, Thổ phục linh ,Mã đề sao, Ngưu tất, Ý dĩ mỗi vị 16g, Đỗ đen sao 16g, rễ Lá lốt 12g. Sắc uống 1 thang/ngày.

10.Chữa mụn nhọt lâu ngày không liền miệng

Lá Dâu tằm sao vàng tán mịn nhỏ, rửa sạch chổ mun rồi rắc vào mụn.

6.Những lưu ý khi sử dụng

Theo các bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết những lưu ý:

  • Người bệnh thuộc hàn có chứng như sôi bụng, tiêu chảy không nên dùng. Vì quả dâu thuộc tính hàn.
  • Người đang dùng thuốc tiểu đường nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng lá dâu tằm do tác dụng của nó đối với lượng đường trong máu.
  • Trẻ em và phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nên tránh sử dụng trong thời gian dài do không an toàn.

Dâu tằm có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, chữa trị được nhiều bệnh tật. là vị thuốc có nhiều tác dụng chữa bệnh như thanh nhiệt, giảm đau trong viêm xương khớp, giúp mạnh gân cốt, hạ huyết áp, tiêu viêm, lợi tiểu, an thần, …Tuy nhiên nếu muốn sử dụng lâu dài để chữa bệnh, có thể gây ra những hậu quả không mong muốn xảy ra. Vì vậy bạn nên có sự tham khảo ý kiến từ thầy thuốc trước khi sử dụng.

DsCKI.Nguyễn Quốc Trung

XEM THÊM: DUOCHOCVIETNAM.EDU.VN

Share this post