Chăm sóc răng miệng tốt có thể kéo dài tuổi thọ của bạn. Dưới đây là 5 cách bạn nên thực hiện để tránh xa bệnh răng miệng.
- Bật mí những lợi ích tuyệt diệu của mướp đắng
- Xông thuốc trị cảm: quen thuộc, dễ thực hiện và hiệu quả!
- Những món ăn có tác dụng thanh nhiệt dưỡng huyết ngày hè
5 cách cực đơn giản giúp bạn tránh xa bệnh răng miệng
Làm ướt miệng
Nước bọt là vũ khí quan trọng nhất chống lại các bệnh răng miệng. Nước bọt giàu các chất kháng khuẩn như histatin – một loại protein có thể giết chết vi trùng và chữa lành viết thương. Trong khi đó, miệng khô là môi trường phát triển của các bệnh răng lợi, vì vậy hãy giữ độ ẩm cho miệng bằng cách uống ít nhất 9 cốc nước mỗi ngày.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nhai kẹo cao su không đường, nó không chỉ giúp tiết nước bọt mà còn làm tăng độ pH trong miệng, giảm các axít có thể gây sâu răng. Sau đó kiểm tra các tác dụng phụ của thuốc mà bạn đang sử dụng – có hơn 400 loại thuốc tân dược có thể gây khô miệng và tham khảo ý kiến bác sĩ về các thuốc thay thế.
Sử dụng chỉ nha khoa
Chuyên trang cẩm nang sức khỏe có chia sẻ thông tin, đánh răng sau khi ăn là chưa đủ bởi vi khuẩn và các mẩu thức ăn nhỏ vẫn có thể gây sâu răng. Dùng chỉ nha khoa thường xuyên sẽ giúp ngăn chặn những điều gây hại thực sự. Hơn nữa, sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên cũng ngăn ngừa tích tụ cao răng, hôi miệng và hiệu quả hơn việc đánh răng thông thường.
Súc miệng sau mỗi lần ăn
Súc miệng với nước hàng ngày giúp loại bỏ những mảnh vụn thức ăn còn sót lại, vốn là nơi thu hút các vi khuẩn gây mảng bám, sâu răng, viêm lợi, bệnh về lợi.
Vì vậy, hãy uống một ngụm nước lớn sau mỗi bữa ăn chính hoặc ăn nhẹ và súc mạnh trong miệng để nước đẩy qua răng, lợi và trong má. Bạn có thể súc miệng sau đó nhổ hoặc nuốt đều được.
Súc miệng sau mỗi lần ăn
Thư giãn
Các chuyên gia về sức khỏe cho biết, hầu hết các loại bệnh răng miệng đều có liên quan tới một yếu tố nguy cơ đáng kể là stress. Sự căng thẳng kéo dài làm suy yếu hệ miễn dịch của bạn, khiến cơ thể giảm khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng bao gồm cả bệnh răng miệng.
Stress có thể cũng gây ra phản ứng của cơ thể hay còn gọi là phản ứng stress cấp tính, vốn có thể chấm dứt sự sản sinh nước bọt và chuyển các dịch đến những phần khác của cơ thể. Điều này làm tăng hàm lượng axít trong miệng do đó tăng nguy cơ sâu răng. Do đó, một trong những điều quan bạn cần làm để phòng ngừa bệnh răng miệng là thư giãn, giảm nguy cơ stress triệt để.
Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ
Nha sĩ chính là người giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng và có thể nhận ra những vấn đề về răng miệng trước khi quá muộn. Thêm vào đó, răng miệng được nha sĩ làm sạch định kỳ sẽ giúp ngăn chặn các vấn đề nghiêm trọng hơn phát sinh. Hãy kiểm tra định kỳ hai lần một năm để duy trì sức khỏe răng miệng.
Nguồn: duochocvietnam.edu.vn