1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Tác dụng dược lý và các bài thuốc từ cây ba đậu

Cây ba đậu là một loại dược liệu được sử dụng trong y học cổ truyền nhưng lại chứa hàm lượng độc tố rất cao. Chính vì thế khi sử dụng vị thuốc từ cây ba đậu bạn cần hết sức thận trọng để tránh bị ngộ độc.

Bộ phận làm thuốc – bào chế

Trong Y Học Dân Gian hạt của cây là bộ phận được dùng phổ biến nhất để làm vị thuốc. Ngoài ra, rễ và lá cũng được dùng nhưng ít phổ biến hơn.Ba đậu khô, nguyên quả, hạt già, chắc mập, nhân màu trắng, có nhiều dầu thì tốt. Nếu hạt lép, nhân ít dầu hoặc vỡ nát, nấm mốc mọt là kém. Tránh nhầm lẫn với hạt quả cây Dầu mè còn gọi là Ba đậu nam, Cọc rào, Ngô đồng. Hạt Ba đậu không mùi, vị cay tê nên tránh nếm nhiều.

Có khi dùng vỏ, dùng hạt, dùng dầu, dùng sống, sao với cám, với giấm hoặc đốt tồn tính, hoặc dùng giấy ép cho ra hết dầu… (Bản Thảo Cương Mục).

Một số cách bào chế làm giảm độc tính của vị thuốc:

Lấy Ba đậu giã nát, thêm nửa dầu mè, nửa rượu, nấu cho cạn khô, nghiền nát như cao, để dành dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).

Bóc bỏ vỏ ngoài lấy nhân ra, lấy giấy bản gói kín lại, nghiền nát cho dầu ngấm hết ra giấy còn lại gọi là Ba đậu sương (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Bỏ vỏ, giã nát, quấn giấy bản, ép, thay giấy bản khác, cứ làm như vậy cho đến khi dầu không thấm ra nữa thì thôi. Rồi sao qua cho vàng. Chế biến như trên rồi sao đen đi gọi là Hắc ba đậu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Chú ý: Khi bào chế phải bảo vệ mắt và tay vì dầu từ vị thuốc rất nóng, gây rộp da.

Hạt của cây là bộ phận được dùng phổ biến nhất để làm vị thuốc

Ba đậu khô, nguyên quả, hạt già, chắc mập, nhân màu trắng, có nhiều dầu thì tốt

Bảo quản

Bảo quản trong bọc kín, cất trữ nơi thoáng mát, nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nên đậy kín bao bì sau mỗi lần sử dụng.

Thành phần hóa học và tác dụng dược lý

Bộ phận độc và chất độc của cây có trong lá, rễ, vỏ cây và đặc biệt là hạt.

Hạt Ba đậu có:34 – 57% dầu béo có tác dụng gây tẩy mạnh.18% Protein.Một Glucocid gọi là Crotonoside (2-oxy 6-Aminopurin-Ribozit), Crotonic acid, Tiglic acid.

Anbumoza rất độc gọi là Crotin – chất có tác dụng tẩy trong dược liệu.

Ancaloid gần như chất Rixinin trong hạt Thầu dầu, men Lipazase.

Một số Acid Amin như Acgynin, Lycin…

Tác dụng dược lý

Kích thích trên da và niêm mạc: Uống một nửa giọt có thể tạo cảm giác nóng rát và nôn trong khoang miệng và niêm mạc dạ dày. Dầu Ba đậu tại chỗ có tác dụng kích thích da, gây đỏ da, có thể phát triển thành mụn mủ,  thậm chí hoại tử.

Dầu Ba đậu là thuốc nhuận tràng mạnh, kích thích mạnh mẽ thành ruột, làm tăng bài tiết dịch mật và dịch tụy.

Chống kết tập tiểu cầu: Thành phần hoạt chất PMA trong dầu Ba đậu làm tăng nồng độ cyclophosphoguanosine (cGMP) trong tiểu cầu, chất ngưng kết tiểu cầu mạnh mẽ.

Nước sắc Ba đậu ức chế mạnh tụ cầu vàng, bạch hầu trực khuẩn, ức chế hoạt tính đối với trực khuẩn cúm và mủ xanh (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).

Liều rất nhỏ dầu Ba đậu thí nghiệm trên chuột nhắt thấy có tác dụng giảm đau. Dầu Ba đậu dùng tại chỗ gây phóng Histamin. Chích dưới da làm tăng tiết chất nội tiết thượng thận. Người uống dầu Ba đậu 20 giọt có thể bị tử vong (Trung Dược Học).

Y học cổ truyền

Vị cay, tính nóng, rất độc.

Quy kinh Vị, Đại trường (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Chủ trị: Bụng đầy trướng, phù thũng, tiêu bón, đau tức ngực, khí lạnh làm cho huyết bị tổn thương, thức ăn không tiêu, nôn ói, trị mụn nhọt lở ngứa…

Cách dùng và liều dùng

Bác sĩ Lê Quỳnh – giảng viên Cao Đẳng Y Dược tại sài gòn cho rằng tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau. Thảo dược được sử dụng chủ yếu ở dạng thuốc Ba đậu sương, uống trong 0,1 – 0,3g, cho vào thuốc hoàn tán hoặc viên bọc nhựa. Nếu dùng ngoài thì bọc vào vải, nhét vào mũi, tai… hoặc nghiền nát đắp bên ngoài. Riêng lá thì có thể dùng tươi giã đắp hay tán thành bột để sát trùng.

Một số bài thuốc kinh nghiệm

Trị bụng căng đầy, ngực đau, đại tiện không thông

Ba đậu 2 hạt, bỏ nhân và vỏ, rang vàng. Hạnh nhân 2 hạt, bọc vải, đập dập. Trộn với 1 chén nước nóng, lấy nước uống, hễ đi tiêu được thì thôi (Ngoại Đài Bí Yếu).

Trị hàn tích, ăn không tiêu, đại tiện bí

Ba đậu 1 chén, rượu 5 chén, nấu nhỏ lửa 3 ngày 3 đêm cho khô, làm viên to bằng hạt đậu. Mỗi lần uống 1 viên với nước. Nếu cần thì uống 2 viên (Thiên Kim phương).

Trị tích trệ

Ba đậu 40 g, Cáp phấn 80 g, Hoàng bá 120 g, tán bột, trộn với nước làm viên to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 5 viên với nước (Y Học Thiết Vấn).

Trị lở ngứa, lác đồng tiền

Ba đậu 3 hạt, để nguyên dầu, giã nát, lấy vải mềm bọc lại, xát vào chỗ tổn thương, ngày 2 – 3 lần (Bí Truyền Kinh Nghiệm Phương).

Chữa bệnh viêm niêm mạc dạ dày cấp tính, đau bụng

Ba đậu sương 1 g, Cát cánh 3 g, Bối mẫu 3 g. Tất cả tán bột trộn đều. Mỗi lần uống 0,2 g, dùng nước ấm mà chiêu (Đơn Tam Vật Bạch Thang – Trương Trọng Cảnh).

Kiêng kỵ và lưu ý

Nếu không phải hàn kết thuộc cấp chứng, không được sử dụng tùy tiện.

Bí đại tiện thuộc nhiệt tính, đàn bà có thai và người hư nhược đều cấm dùng.

Kỵ vị Khiên ngưu tử (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Ba đậu được Nguyên hoa làm sứ; ghét Toan tương thảo; sợ Đại hoàng, Hoàng liên, Lê lô. Phản Khiên ngưu; kỵ Măng lau, Tương xị và nước lạnh (Dược Phẩm Vận Yếu).

Tóm lại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho hay ba đậu là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Nhờ có nhiều tác dụng quý mà dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.

Share this post