Lá ngải cứu là loại dược thảo, lá dễ cháy nên Y học cổ truyền thường dùng làm nguyên liệu đốt nóng. Nhằm kích thích các huyệt đạo trên cơ thể con người để dưỡng sinh và trị bệnh.
- Thầy thuốc chia sẻ một số bài thuốc đông y chữa bệnh trĩ hiệu quả
- Thầy thuốc đông y chia sẻ công dụng chữa bệnh của ngải cứu
Thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết lá ngải cứu có nguồn gốc từ thời cổ đại, nó đã được dùng để bói quẻ “Kiết hung” vì người xưa cho rằng: khi đốt lá ngải có mùi thơm phảng phất có thể “đuổi quỷ, trừ tà, phòng dịch”.
Người đời sau phát hiện trong lá ngải cứu có vị thuốc khi đốt lên tạo thành dược liệu nóng sâu, thấu kinh lạc nên được áp dụng làm mồi ngải cứu, từ đó dần dần hình thành phương pháp châm nóng.
Theo lịch sử châm cứu Trung Quốc: châm nóng xuất hiện sớm nhất vào thời kỳ “Xuân thu chiến quốc” (770-221 trước CN).
Quyển sách được coi là xưa nhất về châm cứu là quyển “Nội kinh linh khu” viết cách đây gần 3000 năm, vào thời đó có truyền thuyết cho rằng bệnh 7 năm cần cứu ngải 3 năm trở lên để trị.
Ngải cứu sử dụng trong châm cứu đã có khá lâu
Thời vua Hùng, trong “Lĩnh Nam chích quái” có ghi thầy châm cứu giỏi là An Kỳ Sinh người làng Đông Triều, vào thế kỷ thứ II đã châm nóng cho một người tên là Thôi Văn Tứ ở Cao Lê, Chí Linh.
Đến đời Thục Phán An Dương Vương, sách sử ghi: Thôi Vĩ, con của Thôi Lạng được Ma cô tiên cho tấm ngải, chuyên dùng để trị các bệnh có thịt thừa (Nhục anh). Thôi Vĩ đã dùng tấm ngải này chữa khỏi cho đạo sĩ Ung Huyền Nhâm Ngao.
Lá ngải cứu làm mồi ngải đốt cứu
Bác sĩ giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết trong sách Y học cổ truyền có chia sẻ nhiều tác dụng của lá ngải cứu làm mồi ngải đốt cứu:
- Thiên “Quang năng” ghi: “Có những bệnh không thích ứng với việc châm kim thì ta nên dùng phép châm nóng” (bình khu 78 — 26).
- Thiên “Quang năng” ghi: “Nếu gặp trường hợp bệnh mạch bị nghẽn, thì dùng ngải cứu để châm nóng là đúng nhất, khi nào lạc mạch kết thành những đường cứng, cũng nên dùng ngồi cứu để trị” (Linh khu 73 — 39 – 33).
- Sách “Thần Nông bản thảo” ghi “lá ngải… dùng lửa để mà cứu có thể thông các kinh mà trăm bệnh khỏi”.
- Sách “Bản Thảo Kinh Sở” ghi: “Khi đốt lá ngải để châm nóng thì khí nóng chạy vào trong, xoáy thẳng tận gân cốt, khơi thông huyệt đạo, cho nên chữa được trăm bệnh”.
- Sách “Bản Thảo cương mục câu chân” ghi: “Người ta dương khí gần tuyệt, dùng lá ngải cứu châm nóng thì lập tức hồi dương, sinh mạch”.
- Bách “Bản Thảo Tùng Tân” ghi: “Ngải Diệp vị đắng, cay, tính ôn, thuần dương, có khả năng hồi thoát khi dương khí tuyệt, thông 12 kinh, chạy vào 3 kinh âm, lý khí huyết, trục hàn thấp, làm ấm tử cung, chỉ (cần) các chứng về huyết, ôn trung, khai uất, điều kinh, an thai…dùng lửa để cứu có tác dụng thấm nhập vào các kinh mà trị được trăm bệnh”.
- Sách “Thân phương Hoa Đà” ghi: “Dùng lá ngồi cứu, châm nóng huyệt Túc tam lý trị được 5 chứng lao 7 chứng thương”.
- Sách “Y học nhập môn” ghi: “Phàm mà dùng thuốc không có công hiệu, châm không kết quả tất phải dùng phép cứu”
- Sách “Thần cứu kinh luân” ghi: “Phép cứu dùng lửa, tính nhiệt nên rất nhanh. Hình thể thì nhu nhưng công dụng lại cương, có tác dụng tiêu được âm ế chạy mà không dừng, chạy vào được tạng phủ, vì ngải có vị cay, khi đốt lên có vị thơm, nên có khả năng thông 12 kinh, chạy vào 3 kinh âm, lý khí huyết, trị trăm bệnh như trở bàn tay”.
- Sách “Hoàng Hán dược khảo” ghi: “Lá ngải lâu năm dùng để cứu có sức cháy thấu vào các kinh trị được nhiều bệnh”.
- Bách “Dược tính bản thảo” ghi: “Lá ngải dùng để cứu, giúp cơ thể thông được kinh, cứu lâu có thể thấu đến tận xương”.
- Bản“Bổn Cống” của Viện châm cứu Đông Kinh qua sự khảo sát tác dụng của lá ngải cứu cho thấy: ngải cứu khi cháy sắp hết thì chỉ trong nháy mắt, sức nóng của nó chạy sâu vào trong cơ thể, tạo ra một cảm giác như có một vật nhọn đâm thẳng vào nhưng liền đó thấy có cảm giác sảng khoái ngay.
Theo đông y nếu dùng que củi đỏ hoặc là điếu thuốc lá đang cháy mà dí vào huyệt thì chỉ thấy nóng rát ngoài da mà thôi chứ không có cảm giác trên. Còn biết bao nhiêu tài liệu có nói về lá ngải cứu. Nhưng tóm lại dược tính và công dụng của nó đúc kết lại như sau:
- 1-Lá ngải cứu có công hiệu ôn kinh, tán hàn, thông kinh, hoạt lạc, hành khí.
- 2- Lá ngải cứu khô có tính dễ cháy,không tắt nửa chừng nên làm dược liệu để đốt cứu rất tốt.
- 3- Lá ngải cứu phát nhiệt rất mạnh, mùi vị thơm theo hơi nóng vào sâu kinh lạc, thông cửu khiếu thấu đạt trong lẫn ngoài nên được mệnh danh “ “nội ngoại kiêm trị”.
Do những công dụng trên, phương pháp cứu lưu hành cả mấy ngàn năm.
Ngày nay sử dụng ngải cứu đã trở thành phương pháp truyền thống trong Đông y, thường dùng để chữa các bệnh hàn thấp khí. Nhưng thực tế trên lâm sàng, ngải cứu đã trị được rất nhiều chứng thuộc tính nhiệt, mà trước mắt đang nghiên cứu và ứng dụng trong phạm vi rộng lớn có thể trị liệu được đa số các bệnh tật khác, do mượn sức nóng của ngải cứu, dược liệu thấu đạt nhanh, trực tiếp vào phần biểu của bệnh, cho nên đối với các bệnh thuộc cấp tính, bệnh truyền nhiễm đều có thể sử dụng. Đối với bệnh mãn tính, sử dụng lâu càng hiệu quả hơn, đặc biệt là đối với bệnh nhân không thích nghi với việc dùng thuốc, như trẻ con hoặc bị chứng hôn mê… tác dụng lại càng rõ rệt nên có một giá trị thật lớn.