Theo Y học cổ truyền, bát giác hồi hương vị cay, tính ôn; vào kinh can, thận, tỳ. Tác dụng tán hàn, ấm can, ôn thận chỉ thống, lý khí khai vị.
- Những bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị bệnh từ Bạch đậu khấu
- Các bài thuốc đông y sử dụng vị thuốc lục cốc tử
Bát giác hồi hương là gì?
Bát giác hồi hương (Fructus Anisi) còn có tên đại hồi, là quả của cây hồi (Illicium verum Hook.f.), . Bát giác hồi hương chứa tinh dầu (chủ yếu là anethol). Ngoài ra còn chất nhầy và đường… Anethol làm tăng nhu động ruột và dạ dày, làm dịu cơn đau bụng do lạnh, tăng tiết dịch đường hô hấp. Dịch cồn bát giác hồi hương có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, cầu khuẩn viêm phổi, bạch hầu, trực khuẩn subtilis, thương hàn, phó thương hàn…
Theo thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn, bát giác hồi hương vị cay, tính ôn; vào kinh can, thận, tỳ. Tác dụng tán hàn, ấm can, ôn thận chỉ thống, lý khí khai vị. Trị các chứng hàn phúc thống (sa ruột, bụng đau do lạnh), sa tinh hoàn, thận hư, đau vùng thắt lưng,… Làm gia vị trong món ăn. Liều dùng: 4 – 12g.
Một số bài thuốc có dùng bát giác hồi hương
Bài 1: bát giác hồi hương, lệ chi hạch (hạt vải) sao đen, lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần uống 8g với rượu ấm. Trị sa ruột sưng đau. Người tạng rất hàn thì thêm ngô thù du.
Bài 2: ngô thù 6g, bát giác hồi hương 4g, mộc hương 6g, xuyên luyện tử 12g. Sắc uống. Trị sa ruột sưng đau, sa tinh hoàn.
Bài 3: bát giác hồi hương 20g, quýt hạch (hạt quýt) 10g, lệ chi hạch 10g, ô dược 5g, đinh hương 5g, dĩ nhân căn 50g. Các vị nghiền thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn 3g. Mỗi lần uống nửa viên đến một viên, ngày 3 lần. Trị trẻ nhỏ sa tinh hoàn.
Bài 4: bát giác hồi hương 12g, muối ăn 4g, cùng sao và tán bột, trộn với 2 quả trứng vịt làm bánh. Trước khi nằm nghỉ thì ăn bánh trứng và uống ít rượu gạo. Ngày 1 lần, làm liên tục 4 ngày, sau đó nghỉ 2 ngày rồi lại dùng tiếp đợt 2. Trị bụng tích trướng đầy; đau lưng như đâm chích (thận hư).
Bài 5: bát giác hồi hương 4g, mộc hương 4g, sa nhân 4g, can khương 4g. Sắc uống. Trị đau vùng thượng vị do lạnh, nôn, ăn kém.
Bài 6: Lý khí, tiêu trướng: bát giác hồi hương 6g, gừng sống 20g. Các vị sao vàng, tán bột, dùng hồ làm hoàn. Chia uống 2 lần, uống với nước. Trị chứng đầy hơi, bụng trướng sưng đau, nôn oẹ kém ăn.
Bài 7: Ấm kinh, chỉ đới: bát giác hồi hương 12g, can khương 8g. Sắc lấy nước sau đó pha với đường đỏ mà uống. Trị ho chứng bạch đới do hàn thấp.
Theo bác sĩ giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền, một số nghiên cứu gần đây xác định chất chiết từ quả và lá đại hồi có tác dụng với chứng giảm bạch cầu do xạ trị, hóa trị liệu. Bát giác hồi hương kết hợp với các vị dược liệu khác làm gia vị, chế rượu mùi, cất tinh dầu làm hương liệu và chiết anethol làm nguyên liệu tổng hợp hormon.
Kiêng kỵ: Người có chứng nhiệt và âm hư hỏa vượng kiêng dùng. Tránh nhầm với loại hồi núi có chất độc, tên khoa học là Illicium griffithii Hook. et Thoms. Bát giác hồi hương quả thường có 8 cánh, còn loại hồi núi thường có 10 – 12 cánh.