Ăn ốc là một thói quen ẩm thực phổ biến từ lâu đối với người dân Việt Nam. Mặc dù được xem là một món ăn truyền thống, nhưng việc tiêu thụ ốc vẫn gây ra nhiều lo ngại về mặt dinh dưỡng và an toàn thực phẩm.
Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của ốc và các nguy cơ tiềm ẩn khi ăn chúng, cũng như phương pháp chữa trị bằng cây thuốc dược liệu.
- Nước ép cà chua – Lợi ích không ngờ cho sức khỏe của bạn
- Cây rau má: Thần dược cho sức khỏe của bạn
- Những lưu ý quan trọng khi sử dụng Rau răm
Tìm hiểu về loài ốc
Theo dược sĩ CKI Nguyễn Quốc Trung – giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Ốc được chế biến thành thức ăn ưu thích của người dân. Ốc, một loài động vật không xương sống, với vỏ bọc mạnh mẽ, sinh sống chủ yếu trong môi trường nước. Có nhiều cách chế biến ốc thành các món ăn khác nhau, phổ biến nhất là ốc luộc, xào, nướng, hấp, hay chấm muối tiêu chanh.
Tính từ thời xa xưa, ăn ốc đã trở thành một phần của văn hóa ẩm thực của người Việt Nam. Đặc biệt, tại các khu vực ven biển, ăn ốc là một phong tục phổ biến. Tại các bữa tiệc gia đình, chuyến du lịch hay các dịp hội hè, ốc thường là món ăn không thể thiếu.
Ốc là nguồn dinh dưỡng phong phú và phổ biến trong ẩm thực Việt Nam.
Một số loại ốc phổ biến và giá trị dinh dưỡng của chúng dưới đây là:
Ốc Hương: Loại ốc có hương thơm đặc trưng, có thể chế biến thành nhiều món như ốc hương luộc, xào tỏi, nướng…
Ốc Mép: Loại ốc to, vỏ sần sùi, thường được chế biến thành món ốc mép xào tỏi, nướng mỡ hành
Ốc Nhồi: Loại ốc có vỏ mỏng, được nhồi với các nguyên liệu như thịt, rau, nấm, rồi nướng hoặc chiên giòn, tạo thành món ăn bổ dưỡng và hấp dẫn.
Giá trị dinh dưỡng của các loại ốc
Ốc là một thực phẩm phổ biến được ưa chuộng không chỉ vì hương vị hấp dẫn mà còn vì giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm lượng canxi. Bên cạnh đó, thịt ốc cũng cung cấp nhiều loại vitamin như A, B1, B2…
– Protein: Ốc chứa rất nhiều protein, đặc biệt là loại ốc biển, giúp cơ thể phát triển và phục hồi tế bào.
– Khoáng chất và Vitamin: Ốc là nguồn cung cấp quan trọng của các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm, magiê cùng với các loại vitamin như B12, D…
Các lợi ích của việc ăn ốc
Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định rằng, ăn ốc có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ, chức năng hô hấp và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư được cải thiện.
Với những lợi ích dinh dưỡng đa dạng như vậy, ốc không chỉ là một món ăn ngon mà còn là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối.
Theo quan điểm của Đông y và các nghiên cứu khoa học:
. Thanh nhiệt và giải độc: Ốc được cho là có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt lợi thủy, giải độc tiêu nhọt, trị chứng tiểu khó, mắt đỏ sưng tấy. Việc thường xuyên ăn ốc cũng có thể bổ thận, sáng mắt và tăng cường cơ bắp.
. Giảm cân: Ốc ít chất béo và calo, nhưng giàu protein và các dưỡng chất cần thiết. Ăn ốc có thể giúp giảm cân hiệu quả, đặc biệt đối với những người đang ăn kiêng.
. Tốt cho sức khỏe: Các loại ốc như ốc bươu, ốc móng tay, ốc sên… chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất như canxi, sắt, kẽm, magiê. Chúng giúp củng cố hệ xương, tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh như ung thư, tim mạch, tiểu đường.
. Tăng cường hệ miễn dịch: Ốc, đặc biệt là các loại ốc biển, chứa nhiều canxi và sắt, giúp củng cố hệ xương và tăng cường hệ miễn dịch. Điều này giúp chống lại các bệnh tật một cách hiệu quả.
Cải thiện tình trạng thiếu máu: Nhiều loại ốc như ốc móng tay, ốc sên… chứa nhiều sắt và vitamin B12, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu và giảm mắc nguy cơ các bệnh liên quan đến máu.
Những nguy cơ tiềm ẩn khi ăn ốc
Ăn Ốc nếu không được chế biến và bảo quản đúng cách có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe.
Một số rủi ro khi ăn ốc dưới đây là:
Nhiễm Ký sinh trùng: Do môi trường ô nhiễm và nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, các loại ốc sống ở những khu vực nước bẩn có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng. Ốc như ốc đồng, ốc nước ngọt thường chứa ấu trùng sán lá gan và giun. Ăn ốc chưa được chế biến kỹ có thể khiến ấu trùng này xâm nhập vào cơ thể, gây hại như viêm gan, xơ gan, hoặc viêm màng não.
Dị ứng: Một số người có thể phản ứng dị ứng với ốc, có thể gây ngứa, phát ban, hoặc khó thở. Nếu có dấu hiệu của dị ứng sau khi tiếp xúc hoặc ăn ốc, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay lập tức.
Nhiễm Trùng Thực Phẩm: Ăn ốc không được bảo quản hoặc chế biến đúng cách có thể gây nhiễm trùng thực phẩm, gây ra đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn. Chọn ốc tươi sạch và đảm bảo chế biến đúng cách để tránh nhiễm trùng thực phẩm.
Vấn Đề Đường Tiêu Hóa: Ăn quá nhiều ốc có thể gây ra vấn đề về đường tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu và tiêu chảy do ốc chứa nhiều chất béo, đường và protein. Ăn ốc một cách vừa đủ và cân nhắc để tránh các vấn đề này.
Hình ảnh ốc bị nhiễm ký sinh trùng (giun, sán)
Cách Chữa trị Giun Sán bằng cây thuốc Dược Liệu
Việc ăn ốc có thể gây nhiễm giun sán, nhưng việc chữa trị bằng thuốc tân dược thường gặp tác dụng phụ. May mắn, trong dân gian ta có nhiều cây thuốc dược liệu có thể hỗ trợ trị giun sán như sau:
Cây Bách Bộ
Theo Đông y: Bách bộ có Tính ấm, vị ngọt, đắng, có tác dụng bổ phổi, ôn phế, sát trùng và trị ho.
Thí nghiệm cho thấy dung dịch stemonin 0,15% có thể làm tê liệt giun sau 15 phút. Bằng các cách:
1: Trộn 15gr bách bộ khô, 15gr binh lang, 15gr sử quân tử với vaselin, sau đó bôi quanh hậu môn.
2: Trộn 20gr củ bách bộ, 10gr vaseline, 20gr cỏ ngọc, làm thành cao và bôi quanh hậu môn.
3: Đun 40gr bách bộ với nước, lấy nước thụt vào hậu môn trước khi ngủ, thực hiện liên tục trong 23 đêm.
Củ Rận Trâu
Sắc với nước để tạo dung dịch, uống mỗi buổi sáng trước khi ăn trong 5-10 ngày.
Lưu ý:Thực hiện cách này cách xa bữa ăn ít nhất 3 giờ, tốt nhất là sáng sớm hoặc tối trước khi ngủ
Rau Sam
Rau sam không chỉ là loại rau có tác dụng giải nhiệt và làm mát gan, mà còn được sử dụng hiệu quả trong việc trị các chứng bệnh như chốc đầu, gout, xơ vữa động mạch, giảm cholesterol, kiết lỵ, và các loại giun kim, giun đũa, giun móc.
Rau sam trong Đông y có tính mát, vị chua, hơi đắng, có tác dụng thanh lọc và giải độc cơ thể. Trong y học hiện đại, rau sam chứa nhiều loại dưỡng chất như vitamin A, C, canxi, sắt, cholin và acid folic, giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, ngừa tiêu chảy và kiết lỵ.
Rau sam có tác dụng kháng khuẩn và diệt ký sinh trùng đường ruột như giun đũa, giun kim, giun móc. Trong Đông y, rau sam được xem là phương pháp trị giun sán hiệu quả, kích thích đào thải giun sán ra một cách tự nhiên.
.Đối với Người lớn
Uống nước ép từ rau sam sau khi giã nát và vắt lấy nước, uống liên tục trong 3-5 ngày.
Đối với Trẻ em
Rửa sạch 50g rau sam, giã nát với ít muối, sau đó vắt lấy nước cho trẻ uống trong 3-5 ngày, có thể thêm đường để trẻ dễ uống hơn.
Rau sam không chỉ là loại rau thông thường mà còn là một biện pháp trị bệnh tự nhiên, đáng tin cậy và hiệu quả.
Cây Rau Sam
Lá đu đủ: có tác dụng ức chế vi khuẩn, tăng cường miễn dịch
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng lá đu đủ chứa hơn 50 hoạt chất khác nhau, trong đó có hoạt chất karpain có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn và ký sinh trùng nguy hiểm.
. Cách nấu nước Lá Đu Đủ với Sả:
Lá đu đủ khô 50g và Sả khô 30g, nước lọc 2 lít.
Cho sả và lá đu đủ vào nồi, đổ nước vào đun sôi. Sau khi sôi, hạ lửa nhỏ và đun tiếp 30 phút.
Tắt bếp, lọc lấy nước và uống trong ngày.
. Cách nấu nước Lá Đu Đủ với Chanh:
Lá đu đủ tươi 10 lá cùng với nước cốt chanh 1/2 quả, đường 2 muỗng, nước 300 ml.
Đem Rửa sạch lá đu đủ, xay với nước ấm, lọc hỗn hợp.
Thêm nước cốt chanh và đường, khuấy đều.
Đem dùng ngay hoặc đem bảo quản trong tủ lạnh dùng lần.
Các sản phẩm thuốc được bào chế từ thảo dược
Ngoài ra, còn có nhiều sản phẩm khác được bào chế từ thảo dược theo phương pháp hiện đại, bao gồm viên nén, viên nang, và siro, như Bactefort và Getridox.
*Viên uống Detoxherb chứa các dược liệu như cây cỏ thi, cây thùa, và đinh hương. Công dụng: loại bỏ giun sán và trứng.
Liều dùng; uống từ 1 đến 2 viên /lần, và uống 2 lần/ ngày.
*Viên uống Ecoclean được chiết xuất từ các thảo dược quý như cà gai leo, hoa atiso, sử quân tử, phan tả diệp, hạt tiêu đen, và hạt bí ngô.
Công dụng: giúp tẩy giun sán và diệt ký sinh trùng.
Cách dùng: giai đoạn loại bỏ, uống 1-2 viên/ lần, 2 lần/ngày sau bữa sáng và tối.
Trong giai đoạn duy trì, uống 2 viên vào buổi sáng, 2 lần mỗi tuần.
*Bactefort và Getridox cũng là những sản phẩm được bào chế từ các thành phần thảo dược.
* Viên D-Tox 550 chứa 100% thành phần thiên nhiên, bao gồm:
Chiết xuất từ: đu đủ, hạt bí ngô, trà xanh, quán chúng, thùn mũn và gừng (ginger)
Công dụng của D-Tox 550 bao gồm bộ 3 công dụng: diệt ký sinh trùng, thanh lọc cơ thể, và bổ sung dinh dưỡng.
Những lưu ý khi ăn ốc
Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội cho hay, Khi thưởng thức ốc, cần tuân theo những lưu ý sau để đảm bảo an toàn thực phẩm:
– Lựa chọn và chế biến ốc đúng cách:
. Chọn ốc tươi, không bị hỏng, mất nắp, hoặc có mùi lạ.
. Ưu tiên chọn ốc kích thước lớn hơn để giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
. Tránh ăn các loại ốc bị nhiễm độc.
. Chế biến ốc đảm bảo đủ nhiệt để tiêu diệt vi khuẩn.
– Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:
. Ốc trước khi chế biến.Rửa sạch
. Sử dụng dao, nồi riêng cho từng loại ốc.
. Giữ vệ sinh cho dụng cụ sử dụng để chế biến ốc.
. Tránh ăn ốc sống.
. Đảm bảo chế biến ốc với đủ nhiệt để tiêu diệt vi khuẩn.
– Phụ nữ mang thai có thể thưởng thức ốc nhưng cần hạn chế và chế biến đúng cách.
Tránh ăn loại ốc chưa được chế biến kỹ càng để bảo vệ sức khỏe thai nhi.
Trong y học cổ truyền, ốc được coi như một loại thuốc có thể điều trị một số bệnh. Ốc không chỉ là một món ăn ngon mà còn là nguồn dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt là canxi và các loại vitamin như A, B1, B2… Tuy nhiên, việc chế biến và nấu chín ốc đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Việc ăn ốc có thể gây nhiễm giun sán, nhưng may mắn là có nhiều loại cây thuốc dược liệu như Bách bộ, Rau sam, Lá đu đủ… có thể hỗ trợ điều trị. Đây không chỉ là các loại rau thông thường mà còn là thảo dược quý, là biện pháp tự nhiên, đáng tin cậy và hiệu quả trong việc chữa trị khi cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng giun sán. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho người dùng, việc tư vấn và hướng dẫn của thầy thuốc chuyên môn là cần thiết./.
DsCKI. Nguyễn Quốc Trung
Tổng hợp: duochocvietnam.edu.vn