1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 1,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bài thuốc chữa bệnh đái tháo đường từ mướp đắng

Là thực phẩm có trong bữa ăn hàng ngày, Mướp đắng còn là vị thuốc trong đông y với các bài thuốc chữa bệnh đái tháo đường hiệu quả.

Bài thuốc Đông y chữa bệnh từ bộ phận gia cầm ít ai biết

Món ăn bài thuốc bổ thận trong Đông y được khuyên dùng

8 biện pháp giảm cân hiệu quả theo Y học cổ truyền

Bài thuốc chữa bệnh đái tháo đường từ mướp đắng

Công dụng điều trị bệnh đái tháo đường của mướp đắng.

Các bác sĩ tại trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM cho biết Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, là món ăn quen thuộc trong bữa ăn của người Việt Nam. Mướp đắng có mùi thơm, vị đắng đặc trưng được dân gian sử dụng để chữa các bệnh tiểu đường, thấp khớp, chốc lở, vàng da… Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mướp đắng có công dụng rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh đái tháo đường.

Người ta dùng quả mướp đắng để điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường type 2 bằng nước ép và các món ăn chế biến từ nó.

Đối với người bị đái tháo đường type 2 cần dùng 50ml nước ép mướp đắng uống vào mỗi sáng lúc đói, có thể uống hỗn hợp nước ép Khổ qua và nước ép Lý gai (Amla) với tỉ lệ 1:1. Dùng duy trì liên tục trong 2 tháng sẽ có hiệu quả rõ rệt.

mướp đắng

Các món ăn bài thuốc điều trị đái tháo đường mướp đắng.

Các bài thuốc chưa bệnh từ mướp đắng trong đông y

Bài thuốc 1:

Khổ qua 100g, tuỵ lợn 1 cái, nấm hương 200g. Nấu thành canh, ăn 2-3 bữa/tuần. Dùng cho những người tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch.

Bài thuốc 2:

Khổ qua 1 quả to, nấm hương 50g, trứng gà 2 quả. Xào lên ăn cùng cơm. Dùng cho người bị bệnh tiểu đường, rối loạn chuyển hóa Lipid, mẩn ngứa…

Bài thuốc 3:

Khổ qua 100g, nấm hương 150g, đậu ván trắng (Bạch biển đậu) 200g. Nấu thành cháo. Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ đường huyết. Dùng cho những người tiểu đường, ăn uống kém, gầy sút. Có thể dùng hằng ngày thay cơm.

Bài thuốc 4:

Khổ qua 100g, nấm hương 200g, mộc nhĩ 150g, thịt nạc (lợn hoặc ức gà) 200g. Nấu thành canh, ăn 2 – 4 bữa/tuần. Dùng cho người tiểu đường, rối loạn chuyển hóa Lipid, tăng huyết áp.

Bài thuốc 5:

Khổ qua 150g, đậu phụ 200g, nấm hương 200g. Nấu thành canh. Dùng cho người tiểu đường, rối loạn chuyển hóa Lipid có hiệu quả tốt.

Bài thuốc 6:

Khổ qua 150g, Hoài sơn 10g, Ý dĩ 15g, nấm hương 100g, thịt nạc 200g. Hầm lên ăn cùng cơm 2 – 3 lần/tuần. Dùng cho người tiểu đường, rối loạn chuyển hóa, suy nhược cơ thể.

Chú ý: Trong các món canh, món hầm, Khổ qua được cho vào sau, không nấu quá kỹ làm mất đi các Enzyme, các khoáng chất tự nhiên có tác dụng chữa bệnh trong trái Khổ qua.

Share this post