Sau khi ăn mít nhiều người thường bỏ đi phần hạt nhưng ít ai biết hạt mít lại là một vị thuốc quan trọng trong nhiều bài thuốc đông y chữa bệnh hiệu quả.
- Bài thuốc Đông y chữa trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả.
- Cây ngải cứu có tác dụng chữa bệnh gì?
- Cách chữa bệnh viêm đại tràng bằng lá mơ lông
Giá trị dinh dưỡng và công dụng của hạt mít.
Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM
Theo y học dân gian, các bộ phận trên cây mít đều có thể dùng để chữa bệnh. Quả xanh chát có tác dụng làm săn da. Quả mít khi chín với các múi mít có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng chỉ khát, trừ chứng âm nhiệt, , trợ phế khí.
Các bộ phận của cây mít đều được sử dụng làm vị thuốc.
Sau khi ăn mít nhiều người hay bỏ hạt nhưng nó lại có giá trị dinh dưỡng ít ai để ý. Hạt mít trong y học cổ truyền có vị ngọt, tính bình, có mùi thơm, có tác dụng tu dưỡng ích khí, thông sữa. Ngoài ra phần nhựa có vị nhạt, tính bình, có tác dụng tán kết tiêu thũng, giải độc, giảm đau. Lá mít có tác dụng lợi sữa, giúp tiêu hoá, an thần.
Tại Việt Nam, cây mít được trồng khá phổ biến, có nhiều loại khác nhau như mít dai, mít mật, mít tố nữ. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng thì các bộ phận của cây mít còn có công dụng như vị thuốc.
Về giá trị dinh dưỡng của hạt mít và múi mít, trong thịt múi mít chín có protein 0,6 – 1,5% (tùy loại mít), glucid 11 – 14% (gồm nhiều loại đường đơn như fructos, glucos, cơ thể dễ hấp thụ), caroten, vitamin C, B2… và các chất khoáng như sắt, canxi, phospho.
Hạt mít người ta có thể phơi khô sử dụng làm lương thực dự trữ, trong thành phần của nó chứa đến tới 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid, 1,4% các chất khoáng. Lá mít dày, hình bầu dục, dài 7 – 15cm.
Cây mít được trồng phổ biến khắp nước ta, có rất nhiều loại như mít mật, mít dai, miền Nam còn có loại mít tố nữ. Ngoài giá trị dinh dưỡng, nhiều bộ phận của cây mít còn là vị thuốc.
Một số bài thuốc dân gian chữa bệnh từ hạt mít.
Các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM chia sẻ
Bài 1: Giải rượu bằng hạt mít.
Với bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị: Mít chín 30 múi, đường trắng 300g, chanh tươi 1 quả. Chọn mít dai vừa chín, múi to thịt dày, loại bỏ hạt, thái miếng vuông. Cho đường vào nồi cùng với 300ml nước, đun sôi, cho mít vào đảo đều. Cho nhỏ lửa lại chỉ để sôi lăn tăn, khi mít chín trong, nước đường hơi sánh lại là được. Để mít nguội, đem ướp lạnh. Lúc ăn, lấy mít vào cốc, vắt chanh vào nước đường còn lại, khuấy đều, tưới lên mít, ăn mát lạnh.
Công dụng của hạt mít.
Bài 2: Theo cẩm nang sức khỏe, hạt mít còn có tác dụng hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Lá và vỏ mít, mỗi thứ 20g sắc với 550ml khi sôi cho nhỏ lửa còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Bài 3: Lấy khoảng 40g lá mít tươi, đem lá đi rửa sạch sau đó giã nát, đắp lên mụn nhọt đang sưng, sẽ làm giảm sưng đau.
Bài 4: Chữa ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa do ăn thức ăn sống lạnh. Lá mít 20g sao vàng sắc với 550ml khi sôi cho nhỏ lửa còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày. Có thể phối hợp với Nam mộc hương 12g, ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 – 50ml.
Bài 5: Sản phụ sau khi sinh nếu ít sữa: Dùng lá mít tươi (30 – 40g/ngày) nấu nước uống giúp tiết ra sữa hoặc tăng tiết sữa. Có thể lấy quả mít non gọt vỏ gai, thái lát, đem xào với thịt lợn nạc, nêm thêm gia vị, dùng ăn với cơm. Bài thuốc có tác dụng bổ tỳ, hòa can, tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa. Mỗi liệu trình 3 -5 ngày.
Nguồn: Duochocvietnam.edu.vn tổng hợp.