1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bồ cu vẽ – Vị thuốc quý đa công dụng

Cây Bồ cu vẽ, còn được biết đến với các tên gọi như cây đỏ đọt hay bồ long anh, là một loại cây mọc hoang ở nhiều nơi. Mặc dù ít người biết đến, nhưng cây này lại có tác dụng trị bệnh rất hiệu quả. Từ lâu, trong dân gian, cây bồ cu vẽ đã được sử dụng để điều trị mụn nhọt, viêm da cơ địa, viêm họng, bỏng và rắn cắn.

Hãy cùng tôi khám phá về loài cây hoang dại quý giá này trong y học!

Hình ảnh cây Bồ cu vẽ

1.Đặc điểm chung dược liệu

Tên gọi khác: Sâu vẽ, Cù đề, Bạch địa dương, Đỏ đọt, Dé bụi, bồ long anh

Tên khoa học: Breynia fruticose – Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu)

1.1. Mô tả cây

Là cây thân gỗ nhỏ, cây bụi, cao từ 1-3m, không có lông. Thân cây nhẵn, vỏ thân màu xám và có nhiều vết sần dọc theo thân.

Lá đơn, mọc cách, xếp so le, cách nhau 2-3cm. Lá dài 3-6cm, rộng 20-45mm, hình trứng, đầu nhọn, cuống tù hoặc nhọn. Lá trưởng thành dài 2,5-4 cm, không lông, mép nguyên, gân lá hình lông chim. Lá kèm hình tam giác hoặc ngọn giáo dài 1-2mm. Mặt dưới lá có đường vẽ đen do sâu để lại.. Cuống ngắn, dài 2-4mm, dẹt, hơi vặn, màu nâu sẫm hoặc đen.

Hoa mọc thành chùm nhỏ, ở kẽ lá, đơn tính, đực cái cùng gốc. Cành nhỏ có 5-6 hoa đực và 1-3 hoa cái, lá bắc khô xác. Hoa không có bao hoa, mọc riêng lẻ hoặc xếp 3-4 thành xim co ở nách lá.

Quả nang gần hình cầu dẹt, màu đen nhạt, đường kính khoảng 6mm, nằm trên đài. Khi chín, vỏ quả tách thành 3 mảnh, có 4-6 hạt, áo hạt màu vàng cam.

Mùa ra hoa : tháng 4-9. Mùa ra quả : tháng 6-11

1.2. Phân bố

Ngoài ra cây cũng tìm thấy rải rác thấy ở Lào và Campuchia, và các nước như Malaysia, Trung Quốc, Philippines.

2.Bộ phận dùng: Lá  và vỏ cây

Thu hái: Cây được hái quanh năm

Chế biến: Dùng lá tươi, phơi khô

3.Thành phần hoá học

Trong nghiên cứu đã được phân lập và xác định từ cây Bồ cu vẽ 13 hợp chất, bao gồm:

Rễ: Triterpenoid: Friedelin, friedelinol, lupenone, glochidiol.

Steroid: β-sitosterol, stigmastane-3β, 6β-diol, β-sitosterylglucoside-6′-octadecanoate.

Cerebroside: Hai hợp chất cerebroside (chưa xác định tên cụ thể).

Các thành phần khác: (-)-epicatchin, ε-caprolactone, aviculin, vanillin.

4.Tác dụng dược lý – Công dụng:

* Theo y học cổ truyền:

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Quốc Trung,  giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Cây Bồ cu vẽ trong y học cổ truyền có vị đắng, tính hàn, có độc,

với các tác dụng chính như thanh thấp nhiệt, hóa ứ trệ và tiêu viêm bên trong và ngoài cơ thể.

Một số công dụng và cách sử dụng cụ thể sau:

– Cây Bồ cu vẽ được sử dụng để điều trị nhiều bệnh như đinh nhọt, lở loét da, chàm, viêm âm đạo, viêm họng, dạ dày ruột và khí quản mạn tính.

– Đối với rắn cắn, lá Bồ cu vẽ được giã nát để vắt nước uống và đắp bã lên vết cắn.

– Trong khi đó, lá tươi của cây có thể được giã nát và đắp trực tiếp lên vùng da bị mụn nhọt, lở loét, viêm da hoặc chốc đầu.

– Nghiên cứu mới đây tại Viện Ký sinh trùng Sốt rét Việt Nam cũng cho thấy cây này có tác dụng chữa bệnh giun chỉ.

-Ngoài ra, nhân dân tại Philippines dùng vỏ của cây để làm thuốc cầm máu do có chứa chất chát.

* Theo y học cổ truyền

– Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc, nước ép, cao nước bồ cu vẽ: Có tác dụng trên 6 trong 8 loại vi khuẩn thông thường.và có Tác dụng trên amip: Hiệu quả trong điều kiện in vitro.

Tác dụng chống viêm:

+ Nước ép lá, cao lỏng lá, cao lỏng rễ: Có tác dụng chống viêm trong thực nghiệm.

+ Khả năng nâng cao tỷ lệ sống của chuột nhắt: Kéo dài thời gian sống của chuột khi tiêm nọc rắn hổ mang vào tĩnh mạch.

LD50 thử trên chuột nhắt trắng (đường uống): 72g/kg (dạng cao lỏng toàn cây) có tác dụng chống viêm hiệu quả

Ứng dụng trong y học:

– Chữa mụn nhọt: Chế thành cao dán kết hợp từ bồ cu vẽ, mật cóc và nghệ.

– Chữa viêm hắc võng mạc: Chế thành cao (3kg cây tươi chế được 1 lít cao).

– Chữa bệnh giun chỉ: Thí nghiệm sơ bộ cho thấy có tác dụng chữa bệnh giun chỉ.

– Trong thí nghiệm sơ bộ của Viện ký sinh trùng Việt Nam cho thấy, thảo dược này có tác dụng chữa bệnh giun chỉ.

  1. Các bài thuốc từ Bồ Cu Vẽ

1.Chữa Viêm họng, Amidan, viêm dạ dày, viêm ruột, kiết lỵ:

Lá Bồ cu vẽ, dùng kết hợp Cỏ sữa lá to, Cỏ sữa lá nhỏ mỗi vị 10-15g, sắc uống.

2.Chữa lở loét, mụn nhọt, viêm da, chốc đầu:

Lá Bồ cu vẽ tươi, đem rửa sạch, rồi giã nát, đắp lên.

Cạo vỏ cây, lấy bột rắc (nếu lở loét chảy nước).

  1. Chữa bỏng:

Toàn bộ cây Bồ cu vẽ, bao gồm cả rễ, chặt nhỏ, sắc đặc, rửa vết bỏng, ngày nhiều lần.

  1. Chữa rắn cắn:

Lá Bồ cu vẽ 30-40g tươi, đem rửa sạch, sau đó nhai, nuốt nước, bã đắp vào vết cắn.

Lá Bồ cu vẽ tươi, lá Sòi tía mỗi vị 20g, giã nát, thêm nước, vắt lấy nước cốt, uống.

  1. Cầm máu: Sử dụng vỏ thân cây sắc làm thuốc cầm máu vì có chất chát.

6.Chữa Chàm, viêm da dị ứng, ngứa:

Dùng cành lá của cây Bồ cu vẽ nấu cùng nước, lấy nước nấu rửa.

Hoặc lấy lá tươi giã nhuyễn, lấy nước cốt để rửa.

  1. Chữa vết thương lở loét:

Lá Bồ cu vẽ tươi 30g, cỏ nhọ nồi (cỏ mực) 10g, giã nhuyễn lấy bã đắp.

8.Chữa Viêm khí quản mạn tính:

Lá Bồ cu vẽ tươi 30g kết hợp cùng lá tầm song tươi, lá xoài tươi mỗi vị 15g, đường đỏ 10g.

Đem sắc lấy nước uống.

9.Trị Giun chỉ:

Nghiên cứu mới thấy cây này có tác dụng trị bệnh giun chỉ.

10.Hỗ trợ Phụ nữ bị tắc tia sữa, sữa ít:

Hái 15-20g lá tươi, rửa sạch, giã nát, thêm một chút rượu và mật ong, sắc lấy nước uống hàng ngày.

*Liều dùng – cách dùng:

– Dùng lá tươi: 30-40g lá được giã nát và vắt lấy nước uống.

Bã sau khi vắt có thể đắp ngoài vùng da bị ảnh hưởng.

– Vỏ của cây được cạo để lấy bột, sau đó rắc lên vùng da bị mụn nhọt hoặc lở loét.

6.Những lưu ý khi sử dụng:

Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội cho hay, Khi sử dụng cây Bồ cu vẽ, cần chú ý những điểm sau:

– Sử dụng đúng liều lượng vì cây này có độc tính cao.

– Dùng uống cần thận trọng, đặc biệt với người già, trẻ em và phụ nữ mang thai. Nên kết hợp với các loại thuốc khác và không nên sử dụng một mình.

– Ngưng sử dụng nếu có biểu hiện như buồn nôn, chóng mặt, nôn mửa. Cần cấp cứu nếu sử dụng quá liều gây nguy hiểm.

– Nhóm người đặc biệt như người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

– Tránh sử dụng một mình cho các vấn đề da nhạy cảm.

– Trong trường hợp bị rắn cắn, lá Bồ cu vẽ chỉ là biện pháp tạm thời. Người bệnh cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Tóm lại, cây Bồ cu vẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị bệnh mặc dù là một loài cây mọc hoang. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, việc sử dụng phải đúng mục đích và liều lượng được quan trọng. Lá bồ cu vẽ có nhiều công dụng đáng quý, nhưng do chứa độc tố, việc tuân thủ hướng dẫn từ chuyên gia y tế là cực kỳ quan trọng để tránh nguy cơ ngộ độc. Ngoài ra, việc tìm nguồn thuốc đáng tin cậy cũng là yếu tố quyết định đến hiệu quả của việc chữa bệnh./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

 

Share this post