1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Các thuốc gây tác dụng trên đường tiêu hoá

Thuốc uống có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa theo nhiều cách. Dù an toàn và hiệu quả, thuốc kê đơn và không kê đơn vẫn có thể gây hại dạ dày hoặc rối loạn đường ruột. Vì vậy, mỗi người cần hiểu về các loại thuốc hấp thu qua đường ruột và tác dụng phụ để phòng tránh.

Thuốc gây kích ứng thực quản

Theo dược sĩ CKI Lý Thanh Long-  giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Một vài trường hợp khó khăn khi nuốt viên nén hoặc viên nang. Thuốc dạng này có thể giải phóng hóa chất trong thực quản, gây kích ứng, loét, chảy máu, thủng hoặc hẹp thực quản. Nguy cơ này cao hơn ở những người có các vấn đề về thực quản như:

  • Sẹo hẹp thực quản
  • Xơ cứng bì
  • Dị sản cơ thực quản (hoạt động cơ thực quản không đều, chậm di chuyển thức ăn)
  • Di chứng đột quỵ

Ngoài ra, một số loại thuốc như aspirin, một số kháng sinh, quinidine, kali clorua, vitamin C và sắt cũng có thể gây loét thực quản nếu bị mắc kẹt ở đó.

Thuốc gây trào ngược thực quản

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến cơ vòng giữa thực quản và dạ dày, làm tăng nguy cơ trào ngược axit. Các loại thuốc này bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Nitrat
  • Theophylline
  • Thuốc chặn canxi
  • Thuốc kháng sinh uống
  • Thuốc tránh thai

NSAID, như ibuprofen và các loại thuốc giảm đau khác, là một trong những loại thuốc hại dạ dày phổ biến nhất. Sử dụng không hợp lý các loại thuốc này có thể làm suy yếu lớp niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét, xuất huyết tiêu hóa hoặc thủng dạ dày.

Thuốc gây tác dụng chậm làm rỗng dạ dày

Một số loại thuốc làm chậm hoạt động của cơ và thần kinh trong dạ dày, khiến dạ dày trống rỗng chậm hơn bình thường. Các loại thuốc này bao gồm thuốc kháng cholinergic và thuốc điều trị bệnh Parkinson hay trầm cảm.

Người bệnh cần báo bác sĩ ngay khi có các triệu chứng như buồn nôn, no lâu, đầy bụng, ợ chua, khó tiêu hoặc trào ngược để được điều chỉnh kịp thời.

Thuốc gây táo bón

Nhiều loại thuốc có thể gây táo bón do ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh và cơ trong ruột già, khiến phân di chuyển chậm và khó khăn.

  • Thuốc điều trị cao huyết áp
  • Thuốc kháng cholinergic
  • Cholestyramine
  • Sắt
  • Thuốc kháng axit chứa nhôm
  • Thuốc gây nghiện/thuốc giảm đau

Thuốc gây tác dụng phụ tiêu chảy

Tác dụng phụ tiêu chảy thường do thuốc kháng sinh gây ra, ảnh hưởng đến các vi khuẩn thường trú trong ruột già. Sự thay đổi này có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn Clostridium difficile (C. difficile), gây tiêu chảy nghiêm trọng. Vi khuẩn C. difficile có thể gây viêm đại tràng, dẫn đến phân lỏng và nhiều nước. Các kháng sinh phổ biến nhất gây tiêu chảy bao gồm:

  • Penicillin
  • Clindamycin
  • Cephalosporin

Thuốc tác dụng phụ tổn thương gan

Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội cho hay, Gan là một cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, chịu trách nhiệm xử lý hầu hết các loại thuốc trong máu và điều chỉnh hoạt động của thuốc trong cơ thể. Gan chuyển hóa thuốc thành các hóa chất có lợi và loại bỏ các chất độc hại mà các cơ quan khác không thể dung nạp. Trong quá trình này, các hóa chất có thể tấn công và làm tổn thương gan.

Tổn thương gan do thuốc có thể biểu hiện giống các triệu chứng của bệnh gan cấp tính hoặc mãn tính. Để chẩn đoán tổn thương gan do thuốc, bác sĩ phải ngừng thuốc nghi ngờ và loại trừ các bệnh gan khác qua xét nghiệm chẩn đoán. Sử dụng các thuốc hấp thu tại đường ruột trong thời gian dài có thể gây tổn thương gan mãn tính và dẫn đến xơ gan.

  • Acetaminophen (ngay cả liều nhỏ nếu uống với rượu)
  • Thuốc chống co giật (phenytoin, axit valproic)
  • Thuốc hạ huyết áp (methyldopa)
  • Thuốc an thần (chlorpromazine)
  • Thuốc kháng lao (isoniazid, rifampin)
  • Vitamin (vitamin A, niacin)

Người từng bị bệnh gan hoặc sỏi mật nên báo với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào để đảm bảo an toàn và tránh tác dụng phụ.

Tổng hợp: duochocvietnam.edu.vn

Share this post