Cây Muồng trâu hay Muồng lác là loại thực vật phổ biến ở nước ta. Là cây thuốc có khả năng ứng dụng và điều trị các loại bệnh ngoài dau như vảy nến, chàm, và bệnh táo bón, đau nhức xương khớp…
Các bạn cùng tôi đi tìm hiểu về lợi ích và hiệu quả các bài thuốc chữa bệnh từ loại cây này nhé!
MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM CHUNG DƯỢC LIỆU
- Tên gọi khác: Muồng lác, Cây lác, Muồng xức lác, …
- Tên khoa học: Cassia alata L thuộc Họ: Đậu (Fabaceae)
1. Đặc điểm thực vật
Cây loại nhỡ, cao 1.5 – 3m. Thân cây mềm, đường kính từ 10 – 18cm.
Lá kép lông chim, có khoảng 8 – 14 đôi lá chét và dài từ 25 – 40cm. Lá chét hình trứng, có đầu và gốc lá đều tròn. Cặp lá chét đầu tiên (tính từ phía cuống) có kích thước nhỏ nhất Lá chét càng xa thì kích thước càng lớn, có thể rộng 4 – 6cm và dài 10 – 14cm.
Hoa có màu vàng sẫm hoặc vàng nâu nhạt, mọc thành cụm có nhiều bông, dài khoảng 30 – 40cm
Quả hình hạt đậu, rộng 15 – 17mm và dài 8 – 16cm, bên trong có khoảng 50- 60 hạt nhỏ.
Quả và hạt cây muồng lác
3. Phân bố
Dược sĩ CKI Nguyễn Quốc Trụng giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, Đây là loại thực vật có nguồn gốc từ Nam Mỹ, hiện nay được du nhập sang nhiều nước có khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, cây được trồng để làm cảnh và mọc hoang nhiều nơi, tập trung nhiều nhất ở Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Nam, Đà Nẵng, …
4. Thu hái – chế biến và bảo quản
– Quả thu hái từ tháng 10 – 12 hằng năm, dùng tươi hoặc có thể phơi khô để dùng dần.
– Thân, cành và lá thường được thu hái khi cây chưa ra hoa, vào mùa hè – thu.
– Giống như hạt, cành, thân và lá có thể được dùng tươi hoặc phơi nắng cho khô.
– Bảo quản những nơi khô thoáng mát, tránh ẩm và ánh nắng trực tiếp.
Bộ phận dùng
Quả, lá, cành, thân và hạt của cây được dùng làm thuốc.
Thành phần hóa học
– Lá và quả đều có các dẫn xuất Anthraquinon
– Rễ chứa sitosterol
– Hạt muồng có chứa tới 15% protein, Mg, Mn, Ca, Na.
Công dụng – tác dụng của cây muồng trâu
Theo Đông y, Thảo dược này có vị đắng, tính mát, mùi hắc nhẹ. Phần lá có vị cay ấm. Cây muồng lác có tính ứng dụng rất cao do hầu hết các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc:
Theo Đông y
Cây muồng lác có tác dụng: sát trùng, giảm ngứa, giải nhiệt và, nhuận tràng, lợi tiểu
Khi sao vàng, cây muồng lác có tác dụng tiêu viêm, tiêu độc, nhuận gan và tiêu thực.
Hợp chất anthraquinone trong cây muồng lác nên được sử dụng trong điều trị chàm, hắc lào, vàng da, viêm da thần kinh, dị ứng, viêm gan, táo bón, đờm nhiều, phù thũng.
Theo y học hiện đại: cây có tác dụng và công dung sau:
– Cao lá muồng lác đang được nghiên cứu để làm thuốc điều trị viêm gan cấp và mãn tính do nó có khả năng điều hòa chỉ số bilirubin, ALT và bảo vệ tế bào gan.
– Lá muồng lác có tác dụng kháng khuẩn và nấm.
Thực nghiệm trên chuột cống trắng bị xơ gan cho thấy cao lá dược liệu có thể ức chế quá trình xơ.
Vì vậy, người bị xơ gan có thể dùng muồng trâu để ức chế quá trình phát bệnh và giảm lượng collagen trong gan lên tới 12, 63%.
– Cây muồng lác thích hợp chữa trị các bệnh viêm họng, viêm amidan.
– Có tác dụng trong chữa trị các bệnh da liễu như vẩy nến, hắc lào, lang ben, dị ứng, mẩn ngứa,…
– Tác dụng nhuận tràng của cây được xác định là nhờ hoạt động của hợp chất Sennoasides. Dược liệu giúp cải thiện triệu chứng táo bón, khó tiêu khi tác động tích cực tới nhu động ruột.
Các bài thuốc hay chữa bệnh từ cây muồng trâu
Cây muồng trâu có thể hỗ trợ chữa được nhiều bệnh. Tuy nhiên cần chú ý đảm bảo vệ sinh khi bào chế, sử dụng đúng liều lượng hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia. Những bài thuốc sau chỉ có tác dụng đối với bệnh trong giai đoạn khởi phát, người có tiến triển nặng nên được đưa tới cơ sở y tế để có giải pháp điều trị kịp thời. Có một số cách điều trị như sau có thể tham khảo:
- Chữa trị vảy nến
Vảy nến la căn bệnh tiến triển dai dẳng, không lây nên cần chữa trị đúng cách và kịp thời.
sử dụng Muồng lác giảm ngứa khi bị vảy nến
Cách thực hiện:
Dùng100g lá muồng trâu, rửa sạch và để ráo. Đem xay thật nhuyễn hoặc giã nhỏ với 1 thìa muối. Dùng que bông thể thấm phần nước chấm lên vùng da bị bệnh. Hoặc dùng bông gạc, bôi cố định hỗn hợp trên da trong vòng 30 phút.
Dùng bôi ngày 2 lần. Chú ý nên vệ sinh vết thương và lau khô trước khi áp dụng.
2.Chữa trị dị ứng da
Bài 1: Lá muồng trâu xay nhuyễn với nước ấm sau đó nấu cho hỗn hợp cô sệt lại.
Dùng bôi lên vùng da bị mẩn ngứa ngày 3 – 4 lần.
Bài 2: Lá muồng trâu 200g rửa sạch, đun với 2 lít nước. Pha thêm với nước ấm để tắm hằng ngày với vùng da dị ứng diện rộng.
3.Chữa trị viêm họng
Phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.
Dùng 100mg lá muồng trâu rửa sạch bằng nước muối, để ráo nước. Xay nhuyễn với 250ml nước lọc. Dùng phần nước cốt đã lọc sạch bã hằng ngày có tác dụng giảm đau, ngứa rát cổ họng. Hỗ trợ điều trị viêm amidan.
Sau đó lọc bỏ bã, lấy phần nước cốt để súc miệng hằng ngày có tác dụng giảm đau, ngứa rát ở cổ họng.
4.chữa trị bệnh hắc lào (lác đồng tiền)
Giã nát lá muồng lác sạch cùng với muối hoặc nước chanh để tăng tính sát khuẩn.
Sau đó đắp lên vùng da bị lác trong 20 – 30 phút.
5.Chữa trị bệnh thấp khớp rất hiệu quả
Muồng trâu kết hợp với dứa dại, quế chi, vòi voi, rễ cỏ xước. Đem sắc 1 lít nước trên lửa nhỏ.
Sắc còn 1 nửa. Uống ngày 1 thang, kiên trì sử dụng liệu trình trong vòng 10 ngày sẽ có kết quả.
- Chữa trị đau thần kinh tọa
Chuẩn bị muồng trâu cùng thần thông, đỗ trọng, cây lức, kiến cò, rễ nhàu.
Đem sắc lên với 400ml nước sắc còn đủ 1 bát. Uống ngày 1 lần.
- Chữa trị táo bón bằng:
20g lá muồng trâu sắc với 1 lít nước. Sắc trong vòng 20 phút và dùng trước khi đi ngủ. Vì trong thời gian này các hệ cơ quan thư giãn, các vi khuẩn đường ruột sẽ phân hủy Sennosides thành các chất Anthrone giúp lợi ruột, nhuận tràng.
Lưu ý khi sử dụng cây muồng trâu chữa bệnh
Theo các bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết thêm, Khi dùng dược liệu này cần chú ý một số lưu ý quan trọng:
– Cây muồng trâu thường mọc dại nhiều bụi bẩn nên khi dùng cần làm sạch bụi bẩn, cặn bã. Nếu cẩn thận hơn, trước khi sử dụng bạn có thể ngâm qua với nước muối loãng
Nên vệ sinh kỹ các bộ phận của cây trước khi sử dụng
– Người thuộc thể hàn, khí dương suy cần hạn chế sử dụng do có nguy cơ đi ngoài, lạnh bụng.
– Đối với chữa trị các bệnh ngoài da, chỉ nên áp dụng với lượng nhỏ trong lần đầu sử dụng.
Và tăng dần liều lượng vừa đủ trong các lần tiếp theo, để hạn chế nguy cơ kích ứng thuốc.
– Để tránh làm giảm hiệu quả của thuốc tây khi cần dùng thảo dược này, cần tham khảo ý kiến thầy thuốc.
Qua bài viết trên đây, ta thấy Cây muồng trâu có nhiều tác dụng trong chữa trị một số bệnh lý: vảy nến, chàm, táo bón, đau nhức xương khớp.
Tuy nhiên, cây thảo dược này cần thận trọng sử dụng cho phụ nữ có thai, người có tỳ hư hàn và đặc biệt là không nên dùng dược liệu này trong một thời gian dài. Bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc chuyên môn và kiên trì áp dụng sẽ thấy được hiệu quả tốt, tránh được những tác dụng không muốn xãy ra khi dùng thuốc./.
Ds.CKI. Nguyễn Quốc Trung