1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

Cây Nổ – Vị thuốc hỗ trợ điều trị thận hư

Cây Nổ thường mọc hoang dại và xuất hiện rất nhiều ở khắp nơi. Tuy nhiên, nhiều người chỉ nghĩ rằng đó là một loài cỏ dại và không để ý đến. Ít ai biết rằng cây Nổ thực chất là một vị thuốc quý trong đông y, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt, thảo dược này có tác dụng rất tốt đối với những người mắc các bệnh về thận như suy thận, thận hư, tiểu đêm và nhiều bệnh lý khác nữa

Hãy cùng tôi tìm hiểu kỹ hơn về loại dược liệu này nhé!

Hình ảnh cây Nổ

  1. Đặc điểm chung của cây quả nổ

Tên gọi khác: Sâm đất, Sâm tanh tách, Tam tiêu thảo, Tử lị hoa …

Tên khoa học: Ruellia tuberosa – Acanthaceae ( họ Ô rô ).

1.1. Mô tả thực vật:

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Quốc Trung,  giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Cây thuộc loài thân thảo, sống lâu năm, cao trung bình khoảng 20 – 50 cm. Thân nhỏ và vuông, có màu lục pha tím đỏ và có lông.

Lá hình bầu dục, mọc đối xứng, mép lá có rìa lông cứng và mặt trên lá có phủ một lớp lông thưa.

Rễ mọc thành củ, màu vàng nâu, có dạng tròn dài.

Hoa to, đẹp, màu lam tím; lá hoa dài 2 – 3 mm, hẹp, lá đài cao 2,5 cm; vành hoa có ống cao 4 – 5 cm, 5 tai gần nhau bằng nhau; tiểu nhụy 4, màu trắng, nhị trường, không thò, chỉ dính dài vào ống; nuốm đẹp. Hoa mọc ở ngọn hoặc ở nách lá, mỗi hoa có khoảng 5 cánh.

Quả hình nang, dài đến 3 cm, nâu đen, nổ mạnh khi tiếp xúc với nước, do đó có tên là cây quả nổ. Hạt tròn, dẹp, màu xanh khi còn non và chuyển thành nâu đen khi chín. Quả thường “nổ” bắn ra hạt đen, dẹt khi tiếp xúc với nước hoặc khi quả quá già, tạo ra âm thanh “tanh tách”, vì vậy còn gọi là cây sâm tanh tách.

Cây thường ra hoa vào tháng 6 – 7 và đậu quả vào tháng 8 – 10 hằng năm.

1.2. Phân bố

Cây Nổ có xuất xứ từ các nước Châu Mỹ, nơi có khí hậu nhiệt đới. Ở nước ta, cây mọc hoang rất nhiều, thường thấy ở bìa rừng, ven đường, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam. Cây quả nổ có nguồn gốc từ Antilles (Trung Mỹ) và được du nhập vào Việt Nam từ năm 1909.

Ở Việt Nam, cây thường mọc ven đường, bờ ruộng và nhiều nơi khác, từ Hà Nội, Hải Phòng đến thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Cây nổ thường phát tán nhanh chóng.

– Cây nổ được thu hái vào các mùa trong năm. Sau khi thu hoạch, cây được rửa sạch và sử dụng ngay hoặc phơi khô để bảo quản dùng dần trong thời gian dài.

– Sản phẩm khô từ cây Nổ, nên được bảo quản trong bọc kín, để nơi khô ráo và thoáng mát.

  1. Bộ phận dùng

Các bộ phận của cây nổ đều có thể được sử dụng làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh.

Tuy nhiên, rễ là bộ phận được sử dụng nhiều nhất.

Bộ phận dùng của cây Nổ

  1. Thành phần hóa học

Cây nổ chứa các hợp chất như leucin, tirosin, valin, và glicin.

Củ của cây chứa các chất như hentriacontan, lupeol, sitosterol, stigmasterol, và campesterol.

  1. Tác dụng của cây quả nổ

*Theo y học cổ truyền

Trong y học cổ truyền, rễ cây Nổ được ghi nhận là có vị ngọt, cay, tính mát. Lá cây có vị cay, hơi đắng, tính lạnh và có ít độc. Chưa có thông tin nào ghi nhận tác dụng quy tinh của cây thuốc này.

Tác dụng: Cây có tác dụng lợi niệu, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, kháng khuẩn, thu liễu, bồi bổ và giải biểu.

Chủ trị: Hạt nổ thường được dùng để điều trị vết nứt và mụn nhọt. Rễ cây nổ được tán bột dùng làm thuốc bổ, trị viêm loét dạ dày tá tràng, sỏi bàng quang, sỏi thận. Ngoài ra, rễ cây còn hỗ trợ điều trị tiểu đường, cảm mạo, đau nhức răng và huyết áp cao.

*Theo y học hiện đại

Trong y học hiện đại, cây nổ được phân tích chứa nhiều thành phần dược chất quý như leucin, tirosin, valin, glicin, hentriacontan, lupeol, sitosterol, stigmasterol, và campesterol. Nhờ những thành phần này, cây thuốc được ghi nhận với nhiều tác dụng dược lý khác nhau.

  1. Tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa

– Kháng khuẩn: Các thành phần ethanol và chloroform được chiết xuất từ cây nổ thể hiện rõ đặc tính kháng khuẩn, giúp ức chế sự tăng trưởng của các gốc tự do và giảm thiệt hại cho tế bào khỏe mạnh, từ đó ngăn ngừa bệnh tật trong cơ thể.

– Chống oxy hóa: Rễ cây nổ đã được nghiên cứu và cho thấy tác dụng chống oxy hóa, giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể.

2.Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư: Chiết xuất từ thân và lá của cây nổ cho thấy tác dụng chống lại tình trạng ung thư gan. Chiết xuất methanol từ thân cây còn có tác dụng chống ung thư vú.

3.Kháng nấm

Hoạt chất methanol chiết xuất từ rễ cây nổ có tác dụng chống lại nhiều loại nấm, đặc biệt là nấm Candida albicans và nấm Trichophyton mentagrophytes. Vì vậy, cây được dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu và răng miệng.

4.Hạ đường huyết

Theo nghiên cứu các nhà khoa học,Chiết xuất methanolic từ toàn cây nổ có tác dụng làm giảm lượng đường huyết ở thỏ,

5.Chữa trị sốt rét

Dược chất chiết xuất từ lá cây nổ có khả năng cải thiện triệu chứng của bệnh sốt rét và ức chế hoạt động của ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum gây bệnh sốt rét ở người.

6.Đối với hệ tim mạch

Ổn định nhịp tim: Chiết xuất bergenin từ cây nổ dùng trên chuột cho thấy khả năng ổn định nhịp tim.

Giảm lipid máu: Bergenin có tác dụng giảm lipid trong máu và ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch ở chuột thực nghiệm bị tăng lipid máu.

Giảm huyết áp: Chiết xuất từ vỏ cây nổ khi dùng cho chó đã được xác nhận là có tác dụng giảm huyết áp động mạch.

7.Đối với hệ tiêu hóa

Bảo vệ dạ dày: Nghiên cứu trên chuột đã chỉ ra rằng chiết xuất nước từ rễ cây nổ, chứa hoạt chất bergenin, có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và ngăn chặn tình trạng loét dạ dày.

* Cách dùng và liều lượng

Cây nổ không chỉ được sử dụng dưới dạng sắc uống mà còn được áp dụng làm phương pháp đắp bên ngoài với liều lượng chỉ định:

– Dùng sắc uống: Ngày dùng từ 6 đến 12 gram.

– Dùng đắp bên ngoài: Liều lượng sẽ phụ thuộc vào diện tích vùng bị thương cần được điều trị. Chúng ta sẽ sử dụng liều lượng cây thuốc khác nhau tùy theo tình trạng cụ thể của từng trường hợp.

5.Những ai cần sử dụng cây nổ?

Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội cho hay, Qua nghiên cứu cũng như ứng dụng thực tế thì cây Nổ có thể được sử dụng rộng rãi và phổ biến đối với các đối tượng sau:

1.Người bị chứng suy thận, thận hư, thận nhiễm mỡ.

  1. Bệnh nhân sỏi tiết niệu, sỏi thận.
  2. Người bệnh cảm lạnh, sốt.
  3. Bệnh nhân tiểu đường typ 2

6.Những bài thuốc chữa bệnh từ cây nổ

1.Hỗ trợ chữa trị thận hư suy

Sử dụng các loại cây như cây nổ, mực, muối, và quýt gai, mỗi loại 20g tươi.

Phơi khô, rửa sạch, sắc với 1.5 lít nước, cô cạn còn 1 lít.

Nước sắc này uống hàng ngày trong một tháng để hỗ trợ chữa trị thận hư suy..

2.Chữa cảm sốt

Dùng cây quả nổ 12g đem thái nhỏ đem hãm lấy nước uống hằng ngày.

3.Chữa chứng run chân tay, mệt mỏi, choáng váng và chóng mặt

Dùng rễ cây nổ và dây đau xương mỗi vị 8g.

Đem rửa sạch rồi sắc uống.

4.Chữa tiểu đường type 2

Dùng cây nổ tươi 75g hoặc cây Nổ khô 25g

Đem sắc nước và chia thành nhiều lần uống /ngày.

5.Chữa viêm nhiễm đường tiết niệu

Dùng cây nổ khô 25 – 35g sắc lấy nước để riêng.

Và lấy thêm 20g cây nổ khô đem tán bột mịn.

Rồi uống thuốc bột cùng với nước sắc vào sáng sớm ngay sau khi ngủ dậy.

6.Chữa trị bệnh sỏi thận

Dùng cây nổ, kim tiền thảo mỗi vị 20g và rễ cỏ tranh, cây dứa dại mỗi vị 15g.

Đem sắc với 1.5 lít nước, cô cạn còn 1 lít nước, chia thành nhiều lần uống/ ngày

7.Chữa chứng nóng sốt gây khát nước

Dùng rễ và vỏ cây nổ 6g đem sắc với 200ml nước, cô cạn còn 50ml, uống hết trong ngày.

8.Chữa ghẻ lở bị nhiễm trùng tụ cầu gây mủ

Lấy thân cây nổ đem đốt thành than, Rồi tán bột mịn và rắc lên vết thương mỗi ngày, 2 lần/ngày.

9.Chữa chứng cao huyết áp

Dùng 12 bông hoa nổ khô hoặc tươi đều được, đem sắc chung với nước uống hàng ngày.

10.Chữa chứng viêm lợi gây đau nhức răng

Lấy rễ cây nổ sắc lấy nước đặc, dùng nước đặc đó làm nước súc miệng mỗi ngày.

11.Không những y học phương Đông mà y học phương Tây cũng đã tiến hành nghiên cứu về tác dụng của cây quả nổ, như:

– Tại Ấn Độ, lá và dịch chiết từ lá được sử dụng để làm thành bột nha hoặc thuốc lá để tiêu diệt các loài giun sán. Dịch chiết từ lá cũng được dùng để nhuận tràng, hạ nhiệt khi sốt và rửa vết thương. Tanin trong vỏ cây được sử dụng để thuộc da và nhuộm đen. Vỏ cây và rễ có tác dụng cầm máu. Rễ cũng có tác dụng làm giảm đau và kích thích ham muốn tình dục. Quả chín có thể ăn được.

– Ở Liên Xô cũ, đã tiến hành thí nghiệm và chỉ ra rằng chế phẩm alkaloid securinin có thể thay thế chế phẩm strychnin và hạt Ma tiền do nó kích thích thần kinh tương tự như strychnin nhưng ít độc hơn.

– Ở Dominique, rễ của cây quả nổ được sử dụng để hạ nhiệt, kích thích tiểu tiện, giải phóng sự phát hãn, và chữa trị bạch đái hạ theo truyền thống y học địa phương.

– Ở Trung Quốc, rễ cây quả nổ được tán bột và uống để điều trị viêm loét dạ dày và tá tràng.

Quả nổ cũng được sử dụng để điều trị tiểu đường type 1.

7.Những lưu ý khi sử dụng

Cây Nổ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, như mọi loại dược liệu khác, nó cũng có những điểm cần chú ý khi sử dụng:

– Tuân thủ liều lượng đúng: Dù cây nổ ít độc tố, nhưng sử dụng quá liều có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Hãy tuân thủ đúng liều lượng được khuyến nghị.

Tác dụng tránh thai: Cây nổ có tác dụng tránh thai, do đó phụ nữ đang muốn có thai hoặc đang mang thai không nên sử dụng. Nước sắc từ rễ cây cũng được sử dụng như một loại thuốc phá thai, vì vậy, phụ nữ mang thai cần tránh sử dụng loại thuốc này.

Không phù hợp với cơ thể hư hàn và không có thực nhiệt: Cây nổ có tính hàn và mát, do đó không phù hợp cho người có cơ thể hư hàn và không có thực nhiệt, có thể gây cảm giác khó chịu

Chú ý đến tác dụng lợi tiểu: Khi sử dụng nước sắc từ rễ cây, cần chú ý đến liều lượng và thời gian để tránh việc đi tiểu nhiều lần, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc. Hãy tránh sử dụng vào buổi tối để tránh tiểu đêm.

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước sử dụng: Phụ nữ mang thai, người có huyết áp và đường huyết thấp nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cây nổ.

Tránh sử dụng cho người mẫn cảm: Không nên sử dụng cây nổ trị bệnh cho những người bị mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Tóm lại: Cây Nổ mọc hoang khắp nơi, nhưng nhiều người chỉ coi nó là một loài cỏ dại không đáng chú ý. Ít ai biết rằng cây nổ thực sự là một loại thuốc quý trong đông y, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt, thảo dược này có hiệu quả đặc biệt trong việc điều trị các bệnh liên quan đến thận như suy thận, thận hư, tiểu đêm, và nhiều bệnh khác. Tuy nhiên, việc sử dụng thảo dược này để điều trị cao huyết áp hoặc tiểu đường không thể thay thế các loại thuốc uống hàng ngày. Do đó, việc duy trì đúng liều lượng và theo chỉ định của bác sĩ là rất quan trọng, và tránh tự ý ngưng sử dụng thuốc.Trong quá trình sử dụng, nếu gặp bất kỳ dấu hiệu như buồn nôn, nôn mửa, phù mạch, hoặc phát ban trên toàn thân, hãy ngưng sử dụng ngay và tìm đến các trung tâm y tế để được kiểm tra và xử lý. Vì vậy, trước khi sử dụng, người dùng cần tham khảo ý kiến từ các thầy thuốc chuyên môn để đạt được hiệu quả mong muốn và tránh được những rủi ro khi sử dụng./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

 

 

Share this post