1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Cây vừng có công dụng chữa bệnh gì?

Cây vừng còn có tên gọi khác là cây mè, dầu ma, hắc chi ma, không chỉ được dùng để làm dầu ăn mà hạt vừng còn có nhiều công dụng chữa bệnh không phải ai cũng biết.

Khám phá công dụng chữa bệnh của cây vừng 1

Công dụng chữa bệnh của vừng.

Cây vừng – cây thuốc đông y trong y học cổ truyền.

Vừng được coi như một loại cây thuốc trong Dược học Việt Nam, có tính bình đi vào can, phế, tỳ, thận. Vừng có tác dụng tư bổ can thận, khu phong nhuận tràng, bổ huyết minh mục, sinh tân dưỡng phát.

Cây lộc vùng có tác dụng điều trị trong các trường hợp người bị suy nhược cơ thể, da xanh thiếu máu, tóc bạc sớm, hoa mắt chóng mặt, ù tai, tăng huyết áp, bà mẹ sau sinh ít sữa, táo bón, huyết niệu, trĩ, kiết lỵ.

Liều dùng cách dùng: có thể chế biến vừng bằng cách nấu, hầm, rang xay hay phối hợp các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Không dùng cho người đang bị tiêu chảy.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ vừng.

– Bài thuốc chữa vảy nến: Vừng đen 12g, sinh địa 12g, ké đầu ngựa 12g, huyền sâm 12g, hà thủ ô 12g. Sắc uống, ngày 1 thang.

– Điều trị cơ thể suy nhược: Vừng đen 100g, lá dâu non 100g. Cách chế biến: Vừng đen rang, lá dâu non đồ chín, sấy khô; tất cả hỗn hợp này tán thành bột, luyện với mật ong làm viên. Uống 10 – 20g mỗi ngày.

Khám phá công dụng chữa bệnh của cây vừng 2

Tác dụng chữa bệnh của vừng.

– Chữa bệnh trĩ: Vừng đen 12g, sinh địa 12g, trắc bách diệp 12g, đương quy 9g, bạch thược 12g, xuyên khung 9g, hồng hoa 9g, hoè hoa 9g, đại hoàng 4g, đào nhân 9g. Sắc uống, ngày 1 thang.

– Chữa tăng huyết áp, xơ cứng mạch máu, táo bón: Vừng đen 50g, ngưu tất 50g, hà thủ ô 50g. Tán thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g.

– Thuốc bổ âm: Vừng đen 500g, thục địa 1000g, lá vông nem 100g, lá dâu non (đồ chín sấy khô) 500g, hạt sen 150g. Tất cả bạn đem tán bột, luyện với mật làm hoàn. Uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 10g (sáng, tối).

Vừng đen ăn với chân giò hầm: Vừng đen 250 gam, rang chín, tán mịn. Mỗi lần ăn 10 – 15g, ăn kèm với canh chân giò hầm, ngày 2 – 3 lần. Dùng cho phụ nữ sau đẻ ít sữa. Chi ma đào nhân hoàn: Hắc chi ma (vừng đen) 250g, đào nhân 150g, mật ong 150ml. Đào nhân, vừng đen rang sấy khô tán mịn, trộn mật ong làm hoàn; mỗi viên hoàn 9g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên. Dùng cho các trường hợp lao phổi, ho gà, hen suyễn.

Cao lỏng vừng đen: Vừng đen 250g, gừng tươi 120g, đường phèn 120g, mật ong 120g. Vừng đen rang chín tán mịn; gừng tươi nghiền vụn vắt nước, thêm mật và đường phèn, đun lại cho sôi, trộn với bột vừng đen, để nguội; cho trong lọ đậy kín. Ngày 2 lần sáng, chiều, mỗi lần ăn một thìa canh. Dùng cho người cao tuổi viêm khí phế quản mạn, táo bón kinh diễn.

Nguồn: Sưu tầm.

Share this post