1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Đi tiểu buốt là bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Đi tiểu buốt một trong những tình trạng rối loạn đường tiểu thường gặp ở cả nam và nữ, bệnh gây ra những khó chịu cũng như bất thường trong sinh hoạt hàng ngày. Không chỉ vậy đi tiểu buốt còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý mà người bệnh không thể coi thường. Vậy nguyên nhân, triệu chứng bệnh tiểu buốt là gì?

Một số thói quen hàng ngày dẫn đến đột quỵ ít ai để ý

Xoa bóp bấm huyệt chữa thiểu năng tuần hoàn não

Khám phá công dụng tuyệt vời của Bí đỏ và những lưu ý khi dùng

Tìm hiểu về hội chứng đi tiểu buốt

Đi tiểu buốt là gì? Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết

Đi tiểu buốt là hiện tượng người bệnh luôn có cảm giác muốn đi tiểu đồng thời có cảm giác đau buốt như có kim châm mỗi khi đi tiểu, đau ở vùng bụng dưới, nước tiểu đục, đi tiểu nhiều lần có thể kèm theo sốt, cơ thể mệt mỏi, khó chịu.

Theo chuyên trang bệnh chuyên khoa – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tỷ lệ mắc phụ nữ mắc phải tình trạng tiểu buốt nhiều hơn so với nam giới, bởi niệu đạo của nữ thường có cấu tạo ngắn hơn nên dễ bị viêm nhiễm. Đối với nam giới, người lớn tuổi sẽ bị buốt phổ biến hơn so với những lứa tuổi khác. 

Thời điểm mùa hè, nhiệt độ không khí ở mức cao, cơ thể luôn trong tình trạng khó chịu, nóng bức, không đảm bảo về chế độ ăn uống, sinh hoạt nên bệnh lý tiểu buốt lại càng diễn ra phổ biến.

Lưu ý, khi có những biểu hiện có bệnh lý này mọi người hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám cụ thể.

Nguyên nhân gây bệnh đi tiểu buốt

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên hội chứng tiểu buốt. Phụ nữ là một trong những đối tượng phổ biến dễ mắc phải bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Còn nam giới viêm niệu đạo, ung thư tuyến tiền liệt chính là nguyên nhân thường gặp nhất khiến bạn đi tiểu buốt.

Bên cạnh đó, các chuyên gia Bác sĩ, dược sĩ – giảng viên Khoa Cao đẳng Dược TPHCM có chia sẻ đến mọi người những nguyên nhân khác gây nên bệnh tiểu buốt như sau:

+ Bệnh Chlamydia.
+ Sỏi bàng quang.
+ Viêm bàng quang.
+ Bệnh Herpes sinh dục.
+ Những loại thuốc, ví dụ như người sử dụng thuốc trong quá trình điều trị bệnh ung thư, gây những tác dụng phụ kích thích bàng quang.
+ Vùng trải qua thủ thuật đường tiết niệu, trong đó có sử dụng những dụng cụ tiết niệu để xét nghiệm hoặc tiến hành điều trị.
+ Những trường hợp không lấy băng vệ sinh ra khỏi vùng âm đạo.
+ Tình trạng nhiễm trùng thận.
+ Bị mắc bệnh sỏi thận.
+ Bị nhiễm trùng hoặc bị viêm tuyến tiền liệt.
+ Dị ứng với xà phòng, nước hoa hoặc những sản phẩm chăm sóc da khác.
+ Bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.
+ Hẹp niệu đạo.
+ Bị viêm ống dẫn trứng.
+ Nhiễm nấm men.
+ Viêm âm đạo/ nhiễm trùng âm đạo.

Những triệu chứng nhận biết chứng tiểu buốt

Khi bị tiểu buốt người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như:
– Luôn muốn đi tiểu nhưng mỗi khi đi tiểu lại đau buốt đường tiết niệu nhất là khi dòng tiểu gần
hết.
– Đau khi quan hệ nhất là ở nữ giới.
– Nhiều người bị đái buốt kèm theo màu nước tiểu đục, có chất nhầy từ niệu đạo, ở phụ nữ có khí
hư màu vàng hoặc xanh.
– Nếu bị viêm nhiễm nặng người bệnh có thể bị sốt cao trên 38 độ C, kèm theo các hiện tượng đau
buốt thắt lưng, sốt rét.

Cách chữa trị bệnh đi tiểu buốt

Cách chữa trị và phòng tránh bệnh đi tiểu buốt

Theo chuyên trang cẩm nang sức khỏe khuyến cáo, khi thấy triệu chứng đi tiểu buốt và những triệu chứng liên quan tuyệt đối không được tự ý đi mua thuốc để điều trị tại nhà khi chưa có bất kỳ chẩn đoán và kê đơn nào của bác sĩ.

Tình trạng đi tiểu buốt do nhiều nguyên nhân gây ra, với mỗi nguyên nhân sẽ có cách điều trị khác nhau. Vì vậy, bạn cần được kiểm tra của bác sĩ và có hướng dẫn điều trị cụ thể. Thậm chí là nhập viện để theo dõi nếu bị sốt lên tới 40 độ C.
Với mỗi nguyên nhân bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị khác nhau:
– Nếu là do vi khuẩn gây viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang cần phải sử dụng
kháng sinh điều trị từ vài ngày đến khi khỏi bệnh.
– Ngoài ra bác sĩ có thể yêu cầu thăm khám phụ khoa hoặc nam khoa, làm một số xét nghiệm cần
thiết nếu thấy có sỏi, có u trong niệu đạo hoặc tổn thương đường tiểu cần phải có biện pháp ngoại
khoa can thiệp thông đường tiểu, lấy sỏi.

– Đồng thời chồng hoặc vợ cũng phải đưa đối tác đi điều trị tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh trở lại.
– Nên đi thăm khám bệnh nam khoa, phụ khoa định kỳ để tránh bị viêm nhiễm trở lại.

Cách phòng tránh bị đi tiểu buốt
Nhằm hỗ trợ việc điều trị tiểu buốt được thuận lợi và phòng tránh tình trạng này bạn nên tuân thủ một số lưu ý nghiêm ngặt dưới đây:
– Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ hàng ngày nhất là sau khi quan hệ, sau khi đi vệ sinh.
– Nếu buồn đi tiểu người bệnh hãy đi tiểu ngay không được nhịn tiểu.
– Mỗi ngày uống đủ 2 lít nước để thận hoạt động nhịp nhàng, đúng chức năng lọc và đào thải vi khuẩn có hại ra ngoài.
– Nếu bạn đang bị đi tiểu đau buốt cần phải tránh không nên có quan hệ tình dục hoặc quan hệ cần được bảo vệ để tránh lây lan bệnh cho người khác.
– Có chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả tươi giàu vitamin để cung cấp dưỡng chất cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tránh ăn các đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ thức uống chứa cồn và chất kích thích. Kết hợp với việc luyện tập thường xuyên để nâng cao sức khỏe cũng là cách để bạn phòng tránh bệnh tật rất hiệu quả đấy.
Mong rằng một số thông tin chia sẻ của các bác sĩ , dược sĩ Cao đẳng Y Dược về tình trạng đi tiểu buốt đã giúp bạn có thêm kiến thức cũng như hiểu biết hơn về hiện tượng này. Để tìm hiểu thêm hoặc đang rơi vào tình trạng tiểu buốt tốt nhất bạn hãy tới cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám ngay hôm nay.

Nguồn: duochocvietnam.edu.vn

Share this post