Ibumed 400 là thuốc thuộc nhóm thuốc kháng viêm không Steroid được sử dụng rộng rãi, có nhiều tác dụng như giảm đau kháng viêm ở mức độ từ nhẹ đến vừa, hạ sốt,…
- Trimetazidine thuốc điều trị đau thắt ngực và những lưu ý khi sử dụng
- Những điều cần biết về thuốc tim mạch Digoxin
- Dung dịch tiêm truyền Ciprofloxacin 200mg/100ml
IBUMED 400 thuốc giúp giảm đau, kháng viêm, hạ sốt
1.Thuốc Ibumed là thuốc gì
DSĐH. Nguyễn Thị Hoàng Duyên giảng viên Trường Cao đẳng Dược cho biết: Ibumed là thuốc có chưa hoạt chất Ibuprofen. Ibuprofen thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid (hay thường được gọi là NSAIDs viết tắt của Non-steroidal Anti-inflamatoy Drugs).
Thuốc có cơ chế là ức chế không chọn lọc cyclooxygenase (COX) do đó không tổng hợp các prostaglandin làm giảm sinh tổng hợp PGE2, PGF1 là các chất trung gian hoá học quan trọng gây phản ứng viêm. Làm giảm quá trình sinh tổng hợp PGE1, PGE2, có tác dụng hạ sốt do làm tăng quá trình thải nhiệt (như làm giãn mạch ngoại vi, tăng tiết mồ hôi..)
Dược động học
Ibuprofen hấp thu tốt bằng đường uống (qua đường tiêu hoá)
Nồng độ tối đa của Ibuprofen trong huyết tương đạt được sau khi uống từ 1 – 2 giờ. Thuốc gắn khá nhiều với protein huyết tương.
Thời gian bán thải khoảng 2 giờ. Ibuprofen đào thải qua nước tiểu (1% dưới dạng không đổi, 14% dưới dạng liên hợp)
2.Dạng thuốc và hàm lượng của Ibuprofen
- Ibuprofen được sản xuất trên thị trường với dạng thuốc và hàm lượng:
- Viên nén có hàm lượng: 100 mg, 150 mg, 200 mg, 300 mg, 400 mg
- Viên nang có hàm lượng: 200 mg.
- Kem dùng ngoài: 5% (da
- Đạn đặt trực tràng có hàm lượng: 500 mg.
- Nhũ tương có nồng độ: 20 mg/ml.
- Viên nén phối hợp có hàm lượng: 200 mg Ibuprofen và 350 mg Paracetamol, 200 mg Ibuprofen với 7,5 mg hydrocodon, 200 mg
- Ibuprofen với 30 mg Pseudoephedrin hydroclorid.
- Viên bao phim phối hợp có hàm lượng: 200 mg ibuprofen với 30 mg pseudoephedrin hydroclorid.
- Hỗn dịch: 100 mg ibuprofen với 15mg/5ml pseudoephedrin hydroclorid.
- Thuốc tiêm tĩnh mạch: 100 mg/ml.
3.Thuốc Ibuprofen thường được dùng trong những trường hợp nào
Giảm đau, kháng viêm ở mức độ nhẹ – vừa: đau đầu, đau răng, đau bụng kinh, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên,…Hạ sốt tạm thời.
4.Cách dùng – Liều lượng của Ibuprofen
Tuỳ vào tình trạng bệnh, tuổi tác, bệnh nền, mức độ của bệnh thì có liều dùng khác nhau
1.Người lớn:
- Hạ sốt, đau bụng kinh: 200 – 400 mg/lần, mỗi 4 – 6 giờ, cho tới liều tối đa 1,2
- Viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp: 1,2 – 1,8 mg/ngày. Có thể tăng lên tới liều tối đa là 2,4 g/ ngày hoặc 3,2 g/ngày
2.Trẻ em:
- Hạ sốt: 5 – 10 mg/kg cân nặng mỗi 6 – 8 giờ/lần
- Giảm đau: 10 mg/kg cân nặng mỗi 6 – 8 giờ/lần, liều tối đa hàng ngày 40 mg/kg
- Viêm khớp dạng thấp bao gồm viêm khớp tự phát ở trẻ em: 10 mg/kg (3 – 4 lần/ngày). Có thể tăng lên tới 60 mg/kg/ngày, chia 3 – 4 lần trong viêm khớp tự phát. Tối đa 2,4 g/ngày.
5.Tác dụng phụ Ibuprofen
- Thường gặp: Mẩn ngứa, nổi mày đay, buồn nôn, nôn
- Ít gặp: Đau bụng, chảy máu dạ dày – ruột, rối loạn thị giác, ù tai
- Hiếm gặp: Hội chúng Stevens – Johnson, viêm ruột hoại tử, hội chứng Crohn
Tác dụng phụ thường gặp mẩn ngứa
6.Cách xử trí quên thuốc Ibuprofen
Nếu người bệnh quên uống thuốc nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Trường hợp gần đến giờ uống của liều kế tiếp, chỉ dùng liều kế tiếp vào đúng giờ uống quy định
7.Cách xử lý khi dùng quá liều thuốc Ibuprofen
Các triệu chứng khi quá liều thuốc tân dược Ibuprofen: Đau bụng, buồn nôn, nôn, cơn co cứng, co giật, hạ huyết áp, nhịp nhanh, rung nhĩ,…
Theo dõi huyết áp, chảy máu dạ dày, toan máu để điều trị triệu chứng và hỗ trợ kịp thời. Có thể áp dụng các biện pháp như rửa dạ dày, gây nôn, lợi tiểu, uống than hoạt hay thuốc tẩy muối. Trường nặng thì thẩm tách máu hoặc truyền máu.
8.Những lưu ý khi sử dụng thuốc kháng viêm Ibuprofen
- Đối tượng có tiền sử mẫn cảm với Ibuprofen, tiền sử loét dạ dày tá tràng, hen
- Đối tượng người cao tuổi, suy thận, bệnh lý tim mạch,…
- Đối tượng PNMT&CCB. Đặc biệt không được dùng Ibuprofen 3 tháng cuối thai kỳ
- Rối loạn thị giác như nhìn mờ là dấu hiệu chủ quan có thể liên quan đến ADR
- Nên thận trọng tác dụng hạ sốt kháng viêm có thể che mờ các dấu hiệu và triệu chứng bệnh khác
9.Ibuprofen tương tác với các thuốc nào
- Thuốc ức chế enzym chuyển hay đối kháng thụ thể angiotensin II làm giảm tác dụng của nhóm thuốc trên huyết áp
- Khi dùng chung với thuốc warfarin, aspirin làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày cao
- Khi dùng chung với thuốc nhóm Corticoid làm tăng nguy cơ loét dạ dày
- Ibuprofen khi dùng chung methotrexat làm tăng độc tính của methotrexat
- Ibuprofen khi dùng chung digoxin làm tăng nồng độ digoxin huyết tương
10.Bảo quản Ibuprofen như thế nào
Ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ Cao đẳng Dược: Nên bảo quản Ibuprofen nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C
Sưu tầm – DSĐH. Nguyễn Thị Hoàng Duyên
Tài liệu tham khảo:
- Dược thư Quốc gia 2018: Ibuprofen (T786-T789)
- Trung tâm DI & ADR: Thuốc chông viêm không steroid (NSAID): Thời gian sử dụng tối đa
http://magazine.canhgiacduoc.org.vn/Magazine/Details/242
- Pubmed:
Ibuprofen
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK542299/
Ibuprofen: pharmacology, efficacy and safety
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19949916/
- New Medical Life Sciences: Ibuprofen Mechanism
https://www-news–medical-net.translate.goog/health/Ibuprofen-Mechanism.aspx?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc
- Basicmedical Key:https://basicmedicalkey.com/prostaglandins-nsaids-and-pharmacotherapy-of-gout
Xem thêm: duochocvietnam.edu.vn