Theo y học cổ truyền, tam lăng, đại kế là hai cây thuốc quý có tính mát, điều trị tiêu sưng tấy và có tác dụng thay thế mật gấu trong chữa bệnh.
- Chữa khỏi ung thư chỉ bằng cây mã đề trong vườn nhà?
- Công dụng hữu ích của lá bàng non mà không phải ai cũng biết
- 10 bài thuốc hay từ là hẹ mà có thể bạn chưa biết
Để bảo vệ loại gấu tránh khỏi nguy cơ tuyệt chủng, các Y sĩ dược học cổ truyền Việt Nam khuyên khích bệnh nhân nên điều trị bằng những cây thuốc quý có tác dụng thay thế mật gấu. Tuy nhiên, tốt nhất khi sử dụng cần có sự tư vấn của thầy thuốc, người có chuyên môn.
Đại kế có tác dụng tán ứ, tiêu sưng
Cây đại kế hay còn được gọi là Ô rô cạn. La loại cây thảo sống lâu năm, rễ trụ, có chiều dài thân cao 50cm, có rãnh dọc và nhiều lông lá. Lá của cây mọc so le, không cuống; phiến bầu dục, mép có răng to, không đều, nhọn, gốc hẹp có tai nhỏ ôm thân. Cụm hoa to hình đầu đường kính 1,5cm, mọc ở nách lá hay đầu cành, hoa màu tím đỏ. Hoa hoàn toàn hình tưỡi. Quả bế thuôn hơi dẹt, lông mào dài 1,5cm. Mùa ra hoa tháng 5-7, quả tháng 8-10.
Cây phân bố chủ yếu ở các tính phía Bác nước ta và được gây trồng bằng hạt để làm thuốc. Cây có chứa tinh dầu, glucozit; trong lá có pectolinarin.
Theo y học cổ truyền, cây đại kế có vị ngọt đắng, tính mát, có tác dụng làm mất máu, cầm máu, làm tan máu ứ, tiêu sưng tấy. Chính vì vậy, hiện nay cây đại kế được đưa vào danh mục cây thuốc có tác dụng thay thế mật gấu trong chữa bệnh.
Lưu ý: Bệnh nhân tỳ vị hư hàn thận trọng khi dùng đại kế.
Tam lăng có tác dụng phá huyết khu ứ
Cây tam lăng còn có tên gọi là cồ nốc mảnh, tiểu hắc tam lăng. Là loại cây thảo sống lâu năm, có thân rễ, thân cao, to. Lá hình dải, dài, màu lục, có nhiều gân; cuống lá dài 30cm. Cụm hoa trên cuống dài, đầy lông; chùm cao 10cm, với 10 – 20 hoa có cuống, có lông; hoa to có đường kính 2,5cm, với phiến hoa cao, 6 nhị và bầu đầy lông. Quả hình bầu dục, hạt nhiều. Mùa ra hoa tháng từ tháng 4 – 7. Cây thường mọc hoang ở thung lũng, trong rừng ở Lào Cai, Ninh Bình, Quảng Trị.
Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ. Thu hoạch vào mùa đông đến mùa xuân, đào lấy rễ, rửa sạch, cạo lớp vỏ ngoài, phơi khô. Để làm thuốc sau khi đào củ rễ về bỏ hết lá và tua rễ phơi hay sấy khô là tam lăng sống, nếu đem tam lăng trộn giấm sao lên màu thâm là tam lăng chế giấm.
Theo y học cổ truyền, tam lăng vị đắng tính bình; vào quy kinh can tỳ. Có tác dụng phá huyết khu ứ, hành khí chỉ thống. Chủ trị các chứng ứ huyết do sang chấn, kinh bế, đau bụng, thống kinh… Cây được đưa vào danh mục cây thuốc vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu.
Lưu ý: Tỳ vị hư yếu, không có thực tích thì kiêng dùng. Không dùng tam lăng cho phụ nữ có thai và trong giai đoạn kinh nguyệt ra nhiều. Do cơ địa mỗi người khác nhau, có thể gia giảm các vị thuốc cho phù hợp. Khi dùng cần có tư vấn của các nhà chuyên môn để đạt hiệu quả cao.
Nguồn : Sưu tầm Cây thuốc quý