1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 3,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Một số bài thuốc đông y chữa bệnh từ lá và búp ổi

Trong đông y, lá và búp ổi được xem như có vị chua, chát, tính bình, không độc, và có nhiều ứng dụng trong việc điều trị một số bệnh lý rất hiệu quả

 

Thầy thuốc Y học cổ truyền công tác tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ trong đông y, lá và búp ổi được xem như có vị chua, chát, tính bình, không độc, và có nhiều ứng dụng trong việc điều trị một số bệnh lý, bao gồm tiêu chảy, tiết tả, bệnh lỵ mạn tính, chấn thương xuất huyết (chảy máu), eczema, ngứa, và rôm sảy do nắng nóng. Chúng có thể được sử dụng tươi hoặc sấy khô và được dùng như một loại nước uống hoặc dùng ngoài cho các trường hợp tổn thương da.

Các bài thuốc sử dụng lá ổi

Chữa viêm dạ dày ruột cấp và mạn tính:Lá ổi non, sấy k hô, tán thành bột, uống mỗi lần 6g, ngày 2 lần. Hoặc có thể sử dụng bài thuốc khác: Lá ổi tươi 1 nắm, rửa sạch, vò nát, gừng tươi 6g, 1 ít muối ăn. Cho tất cả vào chảo, sao chín, sau đó đun sắc với 300ml nước. Khi còn lại 150ml, chia thành 3 phần và uống trong ngày.

Bài thuốc đông y chữa rối loạn tiêu hóa: Lá ổi 30g, tây thảo 30g, hồng trà 12g, gạo tẻ sao thơm 30g. Sắc tất cả với 1000ml nước và đun nhỏ lửa cho đến khi còn lại 500ml nước. Thêm ít đường trắng và muối hạt, sau đó chia thành 2-3 phần uống trong ngày. Thuốc này dành cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.

Trẻ em đại tiện lỏng: Lá ổi tươi 30g, rau diếp cá 30g, xa tiền thảo 30g. Nấu nước từ các nguyên liệu này và chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Thổ tả: Sử dụng lá ổi, lá sim, lá vối và hoắc hương lượng bằng nhau, sắc hoặc hãm với nước sôi và uống.

Chữa sa trực tràng: Lá ổi tươi 1 nắm, rửa sạch, ngâm trong nước muối. Đun với 200ml nước, dùng nước này để rửa hậu môn. Nên sử dụng hàng ngày, và có thể kết hợp với việc uống nước sắc từ quả ổi khô.

Trị mụn nhọt: Lá ổi non hoặc búp ổi, lá đào non (lượng bằng nhau), rửa sạch, ngâm trong nước muối và để ráo. Giã nát chúng, đắp lên nơi tổn thương trong khoảng 30 phút, sau đó rửa lại bằng nước lạnh. Quy trình này nên thực hiện hàng ngày 1-2 lần.

Trị rôm sảy và mẩn ngứa: Lá ổi non được nấu thành nước tắm và sử dụng hàng ngày cho đến khi triệt hạ.

Bài thuốc sử dụng búp ổi

Thuốc cầm tiêu chảy: Búp ổi 20g, búp vối 12g, búp (nụ) sim 12g, búp chè 12g, gừng tươi 12g, rốn chuối tiêu 20g, hạt cau già 12g. Sắc đặc và uống trong ngày.

Tiêu chảy do tỳ vị hư yếu: Lá búp ổi non 20g, gừng tươi nướng cháy 10g, ngải cứu khô 40g. Sắc với 600ml nước, còn lại 200ml, chia thành 2 lần uống trong ngày.

Tiêu chảy do hàn: Có thể sử dụng một trong các bài thuốc sau:

Búp ổi sao 12g, gừng tươi 8g nướng cháy vỏ, sắc cùng 500ml nước, còn 200ml, chia thành 2 lần uống trong ngày.

Búp ổi hoặc lá ổi non 20g, vỏ quýt khô 10g, gừng tươi nướng chín 10g. Sắc với 250ml nước, còn 120ml, uống khi thuốc còn nóng.

Búp ổi 60g, nụ sim 8g, riềng 20g. Sấy khô và tán thành bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g, chiêu thuốc với nước ấm.

Búp ổi 15g, trần bì 15g và hoắc hương 18g, sắc và uống trong ngày.

Theo bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM lưu ý những người đang bị táo bón hoặc tả lỵ kéo dài không nên sử dụng các bài thuốc từ cây ổi.

Share this post