Người cao tuổi có sự thay đổi về đặc điểm thể chất và tâm sinh lý, khi tuổi càng cao, họ càng dễ mắc nhiều bệnh. Việc sử dụng thuốc cho người cao tuổi tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai biến và biến chứng, nhất là đối với nhóm thuốc tim mạch, thần kinh, thuốc chữa đái tháo đường….
- Cách dùng Retinol như thế nào để không bị kích ứng
- Nguyên tắc “5 đúng” để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả
- Thuốc Sunfadiazin là gì
Sử dụng thuốc ở người cao tuổi
Nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khoẻ, tuổi thọ của con người đang được quan tâm và tăng cao. Tuy nhiên, kèm theo tuổi thọ tăng cao lại kéo theo những bệnh gặp phải ở người cao tuổi. Đây là đối tượng bệnh có bệnh lý với những đặc thù riêng, cả về chẩn đoán lẫn theo dõi và điều trị. Theo cẩm nang sức khỏe khi sử dụng thuốc ở người cao tuổi cần đặc biệt thận trọng vì dễ gây nên các tai biến.
1.Tổng quan
Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Người cao tuổi được tính là những người có độ tuổi từ 60 trở lên. Theo thống kê, người cao tuổi chiếm khoảng 12% dân số nhưng đây lại là đối tượng cần được hỗ trợ và chăm sóc y tế cao nhất. Nếu so sánh 2 mức lứa tuổi 30-40 và 60-70 người ta nhận thấy rằng tỷ lệ tai biến do thuốc ở người cao tuổi cao gấp đôi ở những người trung niên. Nhất là khi họ sử dụng các nhóm thuốc về tim mạch, thuốc ngủ, thần kinh, NSAID, thuốc chữa đái tháo đường, kháng sinh…Do đó việc hiểu biết về một số đặc điểm sinh – bệnh lý và một số nguyên tắc chung khi dùng thuốc cho người cao tuổi là vấn đề thật sự cần thiết.
2.Đặc điểm sử dụng thuốc
1.Để sử dụng thuốc hiệu quả ở người cao tuổi cần lưu ý một số đặc điểm thể chất đặc trưng như sau:
- Mắc nhiều bệnh phối hợp: Khi người bệnh cùng lúc mắc nhiều bệnh dẫn đến việc phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị do đó làm tăng nguy cơ xảy ra tương tác thuốc, ADR và những phản ứng có hại. Ví dụ: khi sử dụng thuốc lợi tiểu chữa tăng huyết áp có thể làm nặng thêm bệnh gút hay các thuốc giảm đau chống viêm có thể gây loét và chảy máu đường tiêu hoá….
- Chức năng miễn dịch suy yếu, bệnh cấp tính nặng hơn và khỏi bệnh chậm hơn
- Khả năng hấp thu thuốc kém: Người cao tuổi suy giảm chức năng các cơ quan như thận, gan, tim, hệ tiêu hóa… dễ gây ra hiện tượng chậm đáp ứng thuốc hay đáp ứng quá mạnh. Ở người cao tuổi, khối lượng các mô giảm do đó khối lượng nước giảm mà khối lượng mỡ lại tăng lên. Vì vậy, các thuốc tan trong nước sẽ bị tăng nồng độ, các thuốc tan trong mỡ sẽ bị chậm khởi đầu nhưng lại tăng thời gian tác dụng dẫn đến tích luỹ thuốc và gây độc.
- Đối với quá trình chuyển hoá và thải trừ thuốc: thuốc chủ yếu được thải trừ qua gan và thận, nhưng ở người cao tuổi, khối lượng gan và thận đều giảm, lượng máu đến cũng giảm dẫn đến ảnh hưởng tới chuyển hoá của thuốc cũng có khả năng gây tích luỹ và độc.
2.Ngoài ra, 1 số vấn đề tâm lý mà người cao tuổi gặp phải có thể kể đến như:
Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Tình trạng sức khỏe và tâm lý không ổn định, họ cần sự trợ giúp từ người thân và bác sĩ. Trường hợp người bệnh quá lo lắng với tâm lý mong mau hết bệnh nên tự ý dùng thêm thuốc ngoài đơn thuốc do bác sĩ kê đơn. Hay mang tâm lý “đề phòng” bệnh, không mắc bệnh cũng dùng thuốc trước. Việc sử dụng thuốc không hợp lý, tự ý tăng liều hoặc kéo dài thời gian sử dụng thuốc…. có thể dẫn đến quá liều, gây ngộ độc thuốc. Ngược lại, cũng có trường hợp người bệnh sợ thuốc ảnh hưởng tới sức khỏe nên tự ý giảm liều hay ngưng thuốc giữa chừng gây ảnh hưởng tới việc điều trị dứt điểm.
Xu hướng thường mắc phải ở người cao tuổi là họ tự điều trị bằng thuốc không cần kê đơn hoặc sử dụng lại thuốc cũ đã được chỉ định trong những lần thăm khám trước.
Do trí nhớ suy giảm nên người cao tuổi dễ nhầm lẫn trong việc uống thuốc, nhất là liều lượng và thời gian uống thuốc. Vì vậy, họ cần có người thân hỗ trợ để sử dụng thuốc đạt hiệu quả.
3.Nguyên tắc sử dụng thuốc cho người cao tuổi
- Cần hạn chế tối đa việc dùng thuốc, tránh lạm dụng, khi dùng thuốc càng ít loại càng tốt, chọn các loại thuốc ít độc với gan – thận, có hiệu quả cao.
- Liều dùng cần được điều chỉnh thích hợp với từng bệnh và người bệnh cụ thể, cần xem xét, cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ; sự tương tác giữa các loại thuốc; chức năng gan – thận. Tránh chữa bệnh này nhưng nặng thêm bệnh khác.
- Cần theo dõi, kiểm tra, đánh giá hiệu quả, tác dụng phụ. Ngưng dùng thuốc nếu thấy không rõ hiệu quả hoặc có dấu hiệu bị tác dụng phụ nghiêm trọng. Khi sử dụng thuốc kéo dài nên có thời gian nghỉ thuốc xen kẽ để tránh hiện tượng tích luỹ thuốc.
- Cần nắm vững tiền sử dùng thuốc. Việc kê đơn nên bắt đầu từ liều dùng thấp nhất có hiệu lực và kéo dài nhịp dùng thuốc một cách thích hợp.
- Ưu tiên sử dụng những thuốc ở dạng lỏng, dễ nuốt … Khi kê những loại thuốc mới cần thận trọng cân nhắc
- Việc điều trị chủ yếu hướng đến duy trì và phục hồi. Chữa khỏi bệnh, hạn chế tai biến và cải thiện chất lượng sống là mục tiêu chính
Nguyên tắc sử dụng thuốc cho người cao tuổi
Với 1 số nhóm thuốc cần được cân nhắc, hạn chế sử dụng hoặc lựa chọn hợp lý ở người cao tuổi:
- Đối với người cao tuổi bịbệnh đái tháo đường cần tránh dùng thuốc glucocorticoid vì glucocorticoid làm tăng chỉ số đường huyết
- Ở người cao tuổi hệ thần kinh của họ dễ bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc giảm đau có Opi, thuốc điều trị Parkinson, Benzodiazepin….
- Với thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm, chống co thắt cần tránh sử dụng khi người bệnhbị phì đại tuyến tiền liệt lành tính hoặc bị táo bón.
- Cần tránh sử dụng thuốc chẹn beta với người cao tuổi bị hen suyễn, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính do che giấu triệu chứng tụt đường huyết ở người đang dùng thuốc điều trị đái tháo đường, bệnh lý mạch máu ngoại biên
- Với người bị tăng huyết áp, suy tim không dùng thuốc dạng sủi bọt do thuốc sủi bọt luôn chứa Natri làm tăng huyết áp.
- Không phối hợp 2 loại NSAIDs vì có thể tăng nguy cơ loét và chảy máu đường tiêu hóa, suy thận…
XEM THÊM: DUOCHOCVIETNAM.EDU.VN