1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Sử dụng thuốc đông y bao lâu thì có tác dụng?

Khoảng thời gian để thuốc Đông Y phát huy tác dụng phụ thuộc vào loại bệnh mắc phải và thang thuốc được sử dụng. Nhìn chung, thuốc Đông Y không có tác dụng ngay lập tức như Tây Y mà cần một khoảng thời gian nhất định.

Uống thuốc Đông Y bao lâu thì có tác dụng?

Theo Y học cổ truyền, uống thuốc Đông Y không mang lại hiệu quả tức thời như thuốc Tây Y mà cần một khoảng thời gian nhất định. Tác dụng của thuốc thay đổi khác nhau phụ thuộc vào cơ địa và thể trạng của mỗi người.

Do đó, người bệnh cần kiên trì sử dụng theo liệu trình mà bác sĩ đã đề ra. Bạn chỉ nên dừng thuốc và đi khám ngay nếu sau một thời gian sử dụng thuốc mà bệnh tình không thuyên giảm.

Để sử dụng thuốc Đông Y đạt hiệu quả cao thì người bệnh cần sắc thuốc đúng cách, tuân thủ liều lượng và thời gian điều trị,… theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý bốc thuốc để hạn chế nguy cơ xảy ra tác dụng phụ.

Làm thế nào để sử dụng thuốc Đông Y đạt hiệu quả cao?

Để thuốc Đông Y phát huy tác dụng nhanh chóng, người bệnh cần chú ý những điều sau:

Sắc thuốc đúng cách: Thông thường, mỗi ngày chỉ uống 1 thang thuốc, sắc lại 2 lần với thuốc chữa bệnh, 3 – 4 lần với thuốc bổ, một số chỉ sắc 1 lần duy nhất. Thuốc sắc bao nhiêu lần trong ngày đều trộn chung vào nhau, chia đều các cỡ để uống, điều này giúp cân bằng hoạt chất có trong thuốc, nếu sắc lần nào uống lần đó thì các lần sắc về sau hoạt chất sẽ nhạt dần. Sắc thuốc cần dùng nước sạch, tùy theo lượng thuốc mà đổ nước sao cho vừa phải, thông thường thì đổ ngập thuốc chừng 2 đốt ngón tay với lần đầu, càng về sau đổ ít nước hơn một chút.

Cách uống thuốc: Phải uống ngay khi thuốc vẫn còn ấm vì khi đó, nhiệt độ của thuốc và cơ thể phù hợp với nhau sẽ gia tăng tác dụng của thuốc, đồng thời tránh đầy bụng. Thông thường, thuốc Đông Y nên được uống vào lúc bụng nửa nói nửa no, uống sau ăn no có thể gây đầy bụng, đối với bệnh đường tiêu hóa thì cần uống lúc đói. Khoảng thời gian tốt nhất giữa các lần uống là 4 giờ với 3 lần uống/ ngày và trên 8 giờ với 2 lần uống/ngày.

Siêu sắc đúng chuẩn: Bạn nên dùng ấm bằng đất nung hoặc sứ, không dùng ấm kim loại để sắc thuốc vì các vị thuốc có nhiều hoạt chất hữu cơ dễ bị phân hủy hoặc làm biến đổi bởi kim loại, thậm chí còn có nguy cơ gây ngộ độc.

Không dùng thuốc quá liều: Sử dụng thuốc Đông Y quá liều kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như ngộ độc, suy thận. Vậy nên, bạn cần tuân thủ chính xác liều dùng.

Sử dụng thuốc đúng với thể bệnh: Theo Y Học Cổ Truyền, bệnh tật xảy ra do sự mất cân bằng âm dương, hàn nhiệt, hư thực trong cơ thể. Do đó, đã phân chia bệnh tật thành các thể hàn, nhiệt, hư, thực, mỗi thể bệnh có phương pháp điều trị khác nhau.

Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn: Người bệnh cần đọc kỹ và tuân thủ tuyệt đối các chỉ dẫn của thầy thuốc vì mỗi loại thuốc được kê đơn đều có cách sử dụng riêng. Lưu ý, những thuốc được chỉ định bôi đắp ngoài mà dùng đường uống có thể gây ngộ độc nghiêm trọng dẫn đến tử vong.

Không dùng thuốc Đông Y kéo dài: Sử dụng thuốc Đông Y kéo dài quá thời gian chỉ định có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan, thận. Trong đó, tiêu biểu là các loại thuốc đại giả thạch, chu sa, lục thần khúc. Thời gian điều trị thay đổi khác nhau ở mỗi loại thuốc và bệnh, điều bạn cần làm là tuân thủ nó.

Không tự ý dùng cả thuốc Đông Y và Tây Y: Dùng kết hợp thuốc Đông Y và Tây Y có thể gây ra tác dụng phụ, đặc biệt khi sử dụng cả 2 loại thuốc cùng lúc sẽ dễ dẫn đến tình trạng công thuốc.

Tuyệt đối không khám tại các cơ sở chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép: Khi đi khám, bạn cần lưu ý nên đến khám ở những cơ sở y tế đã được cấp phép hoạt động vì có đội ngũ y bác sĩ, trang thiết bị, chất lượng thuốc đúng theo quy định của Bộ Y Tế.

Bác sĩ giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc, cần tuân thủ những thứ cần kiêng kỵ như đau dạ dày cần kiêng chua, cay, nóng, đồ chiên xào; bệnh phong thấp cần kiêng đồ biển, đồ phong như tôm cua cá biển, thịt bò, măng, gà, cà mà chỉ nên ăn thịt heo, cá đồng, cá sông. Ngoài ra, cần phải kiêng các yếu tố làm mất chất lượng của thuốc như đậu xanh, giá, củ cải trắng, rau muống, khoai lang. Ngoài ra, còn có một số điều cần kiêng kỵ khác dựa trên tình trạng bệnh

Share this post