1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Tìm hiểu những công dụng quý của cây cỏ Mần trầu

Từ lâu cỏ mần trầu được xem như là một dược liệu, vị thuốc nam quý được y học cổ truyền sử dụng làm thuốc chữa bệnh rất công hiệu.

 

Cỏ mần trầu là vị thuốc nam quý

Cỏ mần trầu là vị thuốc nam quý

Cây cỏ mần trầu thuộc Ngành Ngọc lan (hạt kín), Lớp Hành (Liliopsida), Phân lớp Loa kèn (Dilleniidae), Bộ Lúa (Poales), Họ Lúa (Poaceae Barnh,1895, Chi Elusine – Cỏ mần trầu. Cỏ mần trầu tên Latin là Eleusine indica (L).

Tìm hiểu vị thuốc nam cỏ Mần trầu

Theo Y học cổ truyền Cỏ mần trầu là cây Cây ưa ẩm, ưa sáng, có thể hơi chịu bóng, mọc thành đám cỏ dại mọc có ở các vùng đất ẩm thấp khắp các miền ở Việt Nam, đi đến đâu cũng thấy có cỏ mần trầu nó có ở các bờ đường đi lối lại, bờ ruộng vườn cây. Cỏ mần trầu có nhiều tên gọi tùy theo các miền như là: vườn trầu, màn trầu…

Cây cỏ mần là cây một năm cao khoảng 80-90cm, thân bò dài mọc thành khóm bụi, Lá mần trầu Lá hình dải, xếp thành hai dãy, gân lá song song, gân chính nổi rõ ở mặt dưới, phiến lá nhẵn, mềm, bẹ lá có có lông ở hai mặt, hình dải nhọn, mọc so le bóng, mặt ngoài màu xanh nhạt, mặt trong màu trắng xanh, dài 6-14 cm, lưỡi nhỏ là một lằn long. Rễ chùm màu trắng hay vàng nhạt, ăn sâu lan rộng bám chắc xuống đất. Cụm hoa bông xếp 2 dãy, xẻ ngọn có 5-7 nhánh có một nhánh mọc tỏa tròn đều thấp, quả thuôn dài gần như 3 cạnh. Cỏ mần trầu hiện nay đã được coi như một cây thuốc quý, được trồng thu hoạch rễ thân lá phục vụ cho công nghiệp dược.

Cỏ mần trầu vị nhạt,toàn thân chứa muối natri. Phần trên mặt đất chứa: 3-0-β-D-Glucopy ranosyl-β-sitosterol và dẫn chất 6’-0-palmitoyl. Cành lá tươi có flavonoid.

Trong Dược học Việt Nam, cỏ mần trầu nhân dân coi như là một dược liệu, vị thuốc Nam quý có rất nhiều rất nhiều tác dụng . Cỏ mần trầu có tác đối với con người đặc biệt trong dân gian đã sử dụng mần trầu từ rất lâu như một vị thuốc. Tất cả các bộ phận của cỏ mần trầu đều dùng được từ rễ đến thân, hoa, quả đều có thể được dùng để làm thuốc chữa bệnh. Dân gian thường dùng tươi giã nước uống, sắc nước uống, còn dùng kết hợp với một số cây cỏ khác dùng chữa bệnh, dùng nấu nước gội đầu, rửa mặt, tắm…

Cỏ mần trầu làm dược liệu

Cỏ mần trầu làm dược liệu chữa bệnh

Những công dụng chữa bệnh của cỏ Mần trầu

Bác sĩ y học cổ truyền trường cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết cỏ mần trầu có tác dụng chữa nóng trong người, thanh nhiệt giải độc dụng lợi tiểu, nhuận tràng, kích thích tiêu hoá nhuận gan, kích thích tiêu hoá, chữa kiết lỵtiểu tiện không thông, đái ít, tiểu gắt vàng da. Tác dụng của cỏ mần trầu là hạ sốt, chữa cảm sốt mê sảng, huyết áp cao, chữa ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực, mệt nhọc, tóc bạc. Cỏ mần trầu còn có tác dụng làm mịn da chữa phong nhiệt, ghẻ lở, mẩn ngứa,  trị bong gân, cầm máu. Cỏ mần trầu giúp cho tóc mượt, chữa tóc rụng,  bạc  sớm khô cứng, dễ gãy.

Ngoài ra cỏ mần trầu còn có tác dụng đối với phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ nhỏ. Phụ nữ có thai uống mần trầu làm mát cơ thể khi bị nóng, bí tiểu, táo bón, hỏa nhiệt, động thai, chữa bệnh phụ nữ như đổi màu huyết trắng, do huyết nóng, vú sưng đau, phụ nữ sau khi sinh mau hết sản dịch, cầm máu. Cỏ mần trầu còn trị được nhiều bệnh cho trẻ nhỏ. Ví dụ như nếu thấy bé bị mụn nhọt, rôm sảy, nổi ban đỏ, tưa lưỡi,

Cỏ mần trầu có rất nhiều tác dụng đối với con người, nó là vị thuốc quý song ít tai biết đến nhất là giới trẻ hiện nay khi dần rời ra vùng  nông thôn dịch chuyển sang đô thị hóa. Tôi trân trọng giưới thiệu tác dụng của cây cỏ mần trầu để mọi người tham khảo.

Share this post