1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Vị thuốc Xuyên khung là một thảo dược quý trong Đông y

Xuyên khung được Đông y xem như một loại thảo dược quý có tác dụng chữa hậu sản, phong nhiệt, đau đầu, xuất huyết tử cung, hoa mắt, chóng mặt… Liều dùng 4 – 8g một ngày duới dạng sắc uống hoặc tán bột làm hoàn.

Cây xuyên khung trong tự nhiên

Nhận biết cây xuyên khung trong tự nhiên

Mô tả thực vật: Xuyên khung là cây thảo sống nhiều năm. Thân rỗng hình trụ, cao khoảng 40-70cm, bề mặt đường gân dọc nổi rõ. Lá mọc so le, kép 2-3 lần, cuống lá dài 9-17cm, phiến rạch sâu. Cụm hoa tán kép, mỗi tán 10-24 hoa. Cây có hoa nhỏ màu trắng, quả hình trứng.

Bộ phận dùng: Thân rễ.

Chọn củ to, thái lát có màu vàng trắng, mùi thơm đặc biệt, củ chắc, nặng là vị thuốc tốt.

Theo Giảng viên Y học cổ truyền Sài Gòn thành phần hóa học của vị thuốc này chứa chủ yếu là alcaloid bay hơi và tinh dầu. Các hoạt chất như: ferulic acid, senkyunolide, ligustilide…

Rễ củ của cây xuyên khung được thu hái làm dược liệu

Những bài thuốc chữa bệnh sử dụng xuyên khung

Bác sĩ – Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết, Xuyên khung có vị cay, mùi thơm, tính ấm.

Chữa hậu sản, huyết khối tĩnh mạch

  • Chuẩn bị 20g xuyên khung, 40g tần quy, 8g giả tô (kinh giới)
  • Giả tô đem sao đen
  • Đem tất cả sắc uống mỗi ngày một thang

Chữa nhức đầu, phong nhiệt

  • Dùng 8g trà diệp kết hợp với 4g xuyên khung 
  • Sắc lấy 200ml nước chia 3 lần uống trong ngày

Chữa chảy máu tử cung

  • Chuẩn bị 25g xuyên khung, 30ml rượu trắng, 250ml nước lọc
  • Đem xuyên khung ngâm với nước và rượu trong 60 phút
  • Tiềm hỗn hợp trên lửa nhỏ
  • Chắt nước chia làm 2 lần uống
  • Sau vài ngày khi đã cầm được máu thì giảm liều xuống và tiếp tục duy trì dùng trong 8 – 12 ngày để trị khỏi bệnh.

Chữa đau nửa đầu

  • Lấy xuyên khung nghiền thành bột mịn, cất vào lọ đậy nắp kín lại dùng dần
  • Mỗi lần lấy 6g bột hòa với nước sôi và một ít rượu uống
  • Mỗi ngày dùng 2 – 3 lần

Chữa chóng mặt, nhức đầu, đổ nhiều mồ hôi, ngực ứ đàm ẩm

  • Dùng 640g xuyên khung, 160g thần thảo
  • Tán 2 vị trên thành bột mịn, trộn chung với mật vo viên hoàn
  • Mỗi lần uống 8 – 12g cùng nước trà

Trị sưng đỏ mắt, hạ sốt cho trẻ em

  • Kết hợp xuyên khung, bạc hà, huyền minh phàn mỗi vị 6g
  • Nghiền nhỏ, lấy một ít bột thuốc cho trẻ hít vào mũi

Chữa đau bụng trong những ngày hành kinh

  • Dùng 8g xuyên khung, vân quy và bạch thược mỗi vị 10g, thoát hạch nhân và hồng hoa mỗi vị 6g
  • Sắc uống mỗi ngày 1 thang trong kì hành kinh để giảm cơn đau

Làm giảm các triệu chứng bệnh loãng xương

  • Dùng 100g xuyên khung nghiền thành bột, sao nóng
  • Bọc thuốc vào một miếng vải đắp vào chỗ bị đau mỗi ngày 3 – 4 lần.

Trị u nhọt

  • Xuyên khung nghiền thành bột mịn trộn với cam phấn và một ít dầu mè
  • Thoa hỗn hợp vào khu vực bị mụn nhọt giúp giảm sưng đau

Điều trị rối loạn kinh nguyệt, sót nhau thai

  • Lấy 10g xuyên khung, 15g dã thiên ma, 10g đương quy, 10g dư dung, 8g sung úy tử.
  • Nấu nước uống hàng ngày

Trị chứng chóng mặt, hoa mắt

  • Dùng xuyên khung và hòe tử mỗi vị 31g
  • Đem cả 2 nghiền nhỏ. Mỗi lần lấy 9g uống chung với nước trà

Trị đau đầu ở phụ nữ sau sinh

  • Dùng 6g xuyên khung, 6g thiên thai ô dược
  • Nghiền bột, uống chung với nước ép từ cây hành

Hỗ trợ điều trị bệnh tai biến mạch máu não

  • Chuẩn bị các vị gồm: Xuyên khung, mộc bản thảo, đương quy, địa hoàng, thoát hạch anh nhi, hồng hoa, chỉ xác, trúc diệp sài hồ, phù hổ, cỏ xước, cam thảo. Dùng với số lượng bằng nhau
  • Tán các vị trên thành bột mịn
  • Khi dùng lấy 1-1,5g uống với nước lọc

Trị phong thấp gây viêm khớp, sốt, đau nhức xương khớp, ớn lạnh trong người

  • Dùng ngưu tất, xuyên khung và bạch chỉ mỗi vị 12g, hoàng đằng 8g
  • Đem tất cả nấu nước uống trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng xuyên khung

Những ai không nên dùng xuyên khung

Theo Giảng viên Y sĩ Y học cổ truyền khuyến cáo các trường hợp kiêng dùng thảo dược này  bao gồm:

  • Có tiền sử bị dị ứng với xuyên khung hoặc một trong các thành phần của dược liệu
  • Người có thể âm hư hỏa vượng
  • Bị đàm do hen suyễn, khí thăng
  • Khô miệng, khô họng, ra mồ hôi trộm vào ban đêm, phiền táo
  • Đầy bụng, chán ăn, Tỳ hư, thể khí uất hóa hỏa
  • Người bị ra nhiều máu trong kỳ kinh nguyệt
  • Đối tượng đang gặp các vấn đề về nội tạng, xuất huyết
  • Phụ nữ mang thai cần thông qua ý kiến thầy thuốc trước khi dùng

Tương tác thuốc

  • Xuyên khung hợp với bạch chỉ nên thường được dùng làm thuốc dẫn cho nhau
  • Kiêng kị phối hợp chung với các vị thuốc như: Hoàng kỳ, hoạt thạch, sơn thù, hoàng liên, tiêu thạch, lang độc

Ngoài ra, vị thuốc Đông y xuyên khung có thể tương tác với một số loại thuốc tây, thảo mộc hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng để được tư vấn thêm về những thứ có thể tương tác với thảo dược này.

Share this post